Tạo ra tấm lọc nước từ không khí, phó giáo sư trường Arizona được giải thưởng nửa triệu USD

Cody Friesen, phó giáo sư trường đại học Arizona vừa được tặng giải thưởng Lemelson-MIT năm nay cùng khoản tiền 500.000 USD vì phát kiến tạo ra những tấm lọc không khí, giữ lại hơi nước và lọc chúng thành nước uống.

Giải thưởng thường niên này được tổ chức để “vinh danh những cá nhân biến đổi ý tưởng thành phát minh để cải thiện thế giới mà chúng ta sống”.

Tạo ra tấm lọc nước từ không khí, phó giáo sư trường Arizona được giải thưởng nửa triệu USD
Phát minh này của giáo sư Friesen có thể được lắp đặt ở những nơi hẻo lánh nhất thế giới.

Ông Friesen đã phát minh ra công nghệ này, sáng lập công ty Zero Mass Water tại Phoenix, Arizona. Tính đến thời điểm hiện tại, phát minh của ông đã được sử dụng tại hơn 30 quốc gia trên 6 châu lục. Ông cho biết, sẽ dùng khoản tiền thưởng của mình để lắp đặt thêm 200 panel lọc nước tại Bahia Hondita, Colombia với sự trợ giúp của Conservetion International. Dự án này sẽ cung cấp cho người dân ở đây mỗi người 3 lít nước sạch hàng ngày.

Cái hay của công nghệ mà ông Friesen phát minh ra, đó là không cần máy bơm, không cần điện năng, cũng không cần cơ sở hạ tầng, nên chúng có thể được lắp đặt ở những nơi hẻo lánh nhất thế giới. Dùng sức nóng của ánh sáng mặt trời để tách rồi ngưng tụ hơi nước, những panel này có thể lắp được ở những sa mạc với độ ẩm không khí chỉ là 5%. Chúng cũng có thể kết nối với mạng toàn cầu để theo dõi năng suất làm việc.

Trước đó, công nghệ của ông Friesen và Zero Mass Water đã giúp được những nạn nhân của cơn bão Maria ở Puerto Rico có được nguồn nước sạch. Thêm vào đó, hệ thống lọc nước ở bệnh viện nhi Tây Ấn vùng Caribbean đã sản xuất 2.550 lít nước sạch mỗi tháng, thay thế cho hơn 5.000 chai nhựa đựng nước tinh khiết loại nửa lít.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tạo ra điện từ màn đêm, các nhà khoa học đã khiến bóng tối không còn đáng sợ

Tạo ra điện từ màn đêm, các nhà khoa học đã khiến bóng tối không còn đáng sợ

Thiết bị này cũng giống như những tấm pin năng lượng Mặt Trời, điểm khác biệt đó là nó không lấy năng lượng trực tiếp từ Mặt Trời mà từ sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Đăng ngày: 19/09/2019
Taxi bay chở khách trên sông Seine

Taxi bay chở khách trên sông Seine

Nhằm tìm kiếm một phương tiện giao thông tiện lợi, giảm ùn tắc giao thông và chống ô nhiễm môi trường, một công ty khởi nghiệp tại Pháp vừa đưa vào thử nghiệm mẫu taxi 'bay' trên sông Seine.

Đăng ngày: 18/09/2019
Lần đầu tiên thực hiện thành công thí nghiệm mới về dịch chuyển xa lượng tử

Lần đầu tiên thực hiện thành công thí nghiệm mới về dịch chuyển xa lượng tử

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Áo đã dịch chuyển tức thời các trạng thái lượng tử ba cấp độ, còn được gọi là Kutrits. Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Physical Review Letters.

Đăng ngày: 17/09/2019
Giới khoa học Nga giới thiệu máy hút bụi siêu nhỏ giúp làm sạch môi trường khỏi các hạt có hại

Giới khoa học Nga giới thiệu máy hút bụi siêu nhỏ giúp làm sạch môi trường khỏi các hạt có hại

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Tomsk đã phát triển một máy hút bụi quang học giúp làm sạch tối đa môi trường và phòng ốc khỏi các hạt có hại.

Đăng ngày: 17/09/2019
Sáng chế robot

Sáng chế robot "cá bay" phục vụ nghiên cứu môi trường

Các kỹ sư tại trường Đại học Hoàng gia London (Anh) đã phát minh ra một robot "cá bay" cỡ nhỏ có thể sử dụng nước để tạo ra khí và tự phóng lên từ mặt nước.

Đăng ngày: 16/09/2019
Các nhà khoa học MIT vô tình tạo ra vật liệu “đen nhất” từ ​​trước đến nay

Các nhà khoa học MIT vô tình tạo ra vật liệu “đen nhất” từ ​​trước đến nay

Vật liệu mới được phát hiện này có khả năng hấp thụ đến 99,995% ánh sáng.

Đăng ngày: 14/09/2019
Da nhân tạo đổi màu như tắc kè hoa

Da nhân tạo đổi màu như tắc kè hoa

Các nhà khoa học chế tạo thành công loại da thông minh có khả năng đổi màu theo nhiệt độ và ánh sáng.

Đăng ngày: 14/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News