Tảo xâm chiếm lòng hồ sâu nhất thế giới

Các nhà khoa học Nga và một số nước khác quan sát thấy tảo phát triển rất nhanh trong lòng hồ Baikal từ năm 2011.

Tảo xâm chiếm lòng hồ Baikal

Theo National Geographic, hồ Baikal ở miền nam Siberia, Nga, nổi tiếng là hồ sâu và nguyên sơ nhất thế giới. Nhưng trong những năm trở lại đây, nó đang bị đe dọa bởi tảo xâm chiếm, khiến các nhà khoa học đau đầu tìm nguyên nhân khiến tảo sinh trưởng mạnh mẽ dưới đáy hồ.

Tảo xâm chiếm lòng hồ sâu nhất thế giới
Tảo mọc dày đặc dưới đáy bồ Baikal.(Ảnh: NG).

Tảo xâm chiếm lòng hồ sâu nhất thế giới
Hồ Baikal chứa tới 20% trữ lượng nước ngọt không bị đóng băng toàn thế giới. (Ảnh: NG).

Một nghiên cứu gần đây cho thấy các loài tảo này thuộc chi Spirogyra và Stigeoclonium. Tác động của loài tảo này đối với hệ sinh thái chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học đo được sự sụt giảm oxy trong hồ, có thể gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Các nhà khoa học nghi ngờ tảo phát triển mạnh là do phân bón hoặc nước thải của con người đổ vào lòng hồ.

"Tác nhân gây ô nhiễm cần được khắc phục càng sớm càng tốt, trước khi nó gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Thật may mắn là chúng ta biết cách giải quyết những vấn đề về nước thải", Stephanie Hampton, nhà sinh thái học thuộc trường Đại học Bang Washington, Mỹ, cho biết.

Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng hồ Baikal ấm lên do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của bà Hampton cho rằng điều này tác động tới sinh vật phù du, ảnh hưởng tới sự trong sạch của hồ.

  • Video: Lắp máy quay dưới đáy hồ sâu nhất thế giới
  • Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News