Tập tính ăn da mẹ ở loài không chân
Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng con non ăn da của mẹ chúng không chỉ tồn tại ở một loài duy nhất, hơn nữa lại có lịch sử lâu đời ít nhất khoảng 100 triệu năm.
Hiện tượng ăn da mẹ lần đầu tiên phát hiện ở loài lưỡng cư giống giun có tên Boulengerula taitanus. Hiện nay các nhà khoa học công bố trường hợp thứ hai ở một loài tương tự - loài Syphonops annulatus.
Hai loài nói trên thuộc họ không chân có quan hệ xa xôi với nhau. Chúng đều là thành viên loài lưỡng cư nhiệt đới trông giống giun đất nhưng lại mang đặc điểm của động vật có xương sống như có hàm và răng.
Tập tính ăn kì lạ này có tên dermatophagy, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là ăn da.
![]() |
Con Syphonops annulatus in trên báo xuất bản năm 1849 của tác giả Charles Orbigny. |
Đối với những con cái nuôi con, lớp da của nó biến thành mô giàu chất béo cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào rất tốt cho sự phát triển của con non. Theo Mark Wilkinson thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên London cùng cộng sự, con non dùng những cái răng chuyên biệt hóa của nó để lột và ăn lớp da bên ngoài.
Những điểm tương đồng trong tập tính ăn da của các loài cho thấy nó đã xuất hiện ở tổ tiên tiến hóa chung của chúng. Tổ tiên của các loài này có lẽ sống vào khoảng 100 triệu năm trước đây. Con số ước lượng dựa trên các nghiên cứu về tính đa dạng hóa các loài lưỡng cư và dựa trên sự phân cắt lục địa giữa châu Phi và Nam Mĩ nơi phát hiện hai loài không chân ăn da. Các nghiên cứu trước đó được đăng tải trên số ra ngày 13 tháng 6 năm 2006 tờ Nature.
Wilkinson cùng các cộng sự đưa ra ý kiến rằng khám phá mới đây cho thấy tập tính ăn da mẹ có lẽ rất phổ biến ở các loài không chân có quan hệ với nhau.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất
Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...

Cách chọn mua cây quất đẹp, bền, nhiều tài lộc đón Tết
Chơi quất ngày tết là nét truyền thống của dân việt trong ngày tết, là biểu tượng của sự sung túc, thành đạt trong năm mới.
