Tàu biển có thể đi qua Bắc Cực vào năm 2050
Nếu băng ở Bắc Cực vẫn tiếp tục tan với tốc độ như hiện nay, tàu biển có thể chạy qua cực bắc của địa cầu vào giữa thế kỷ 21.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến độ dày của băng ở Bắc Cực giảm mạnh trong 7 năm qua. Với tình hình hiện nay, một số tàu phá băng đã có thể di chuyển qua miền bắc nước Nga. Năm ngoái tổng cộng 46 tàu đã băng qua Bắc Cực. Phần lớn chúng được tàu phá băng của Nga hộ tống với chi phí khá lớn, Guardian đưa tin.
Quãng đường và thời gian di chuyển từ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
của các tàu biển sẽ giảm mạnh nếu chúng vượt qua Bắc Băng Dương.
"Vào năm 2050, những tàu biển thông thường sẽ có khả năng di chuyển qua Bắc Băng Dương một cách dễ dàng, còn những tàu phá băng có thể di chuyển theo lộ trình ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nghĩa là vượt qua cực bắc của trái đất", Laurence Smith và Scott Stephenson, hai nhà nghiên cứu của Đại học California tại Mỹ, nhận định.
Để rút ra kết luận này, hai nhà nghiên cứu đã đưa hai loại tàu biển - tàu thông thường và tàu phá băng - vào mô hình để xem liệu chúng có khả năng vượt qua Bắc Cực vào những giai đoạn khác nhau trong năm hay không. Họ nhận thấy các tuyến đường biển qua Bắc Cực lộ ra một cách rõ rệt sau năm 2049.
Nếu bắc Na Uy tới Trung các tàu cỡ trung bình có thể vượt qua cực bắc, thời gian để một tàu di chuyển từ miền Quốc sẽ giảm 18 ngày. Chủ các hãng tàu nói việc tàu cỡ trung bình đi qua Bắc Cực sẽ giúp họ tiết kiệm từ 180 tới 300 nghìn bảng mỗi chuyển, đồng thời giảm tới 40% nhiên liệu và thời gian.
Giới khoa học nhận định rằng, khi tàu biển có thể chạy qua cực bắc, chi phí vận tải giữa châu Âu và châu Á sẽ giảm, song nhiều thách thức mới về kinh tế, môi trường sẽ phát sinh.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
