Tàu Boeing lần đầu tiên ghép nối thành công với trạm ISS

Tàu Starliner cập bến module Harmony của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ở độ cao 430 km trên Nam Ấn Độ Dương, lúc 7h28 ngày 21/5 (giờ Hà Nội).


Tàu vũ trụ Starliner của Boeing cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 21/5. Ảnh: NASA TV

Robert Hines, phi hành gia NASA đang làm việc trên trạm ISS, mở các cửa ngăn giữa tàu Starliner và trạm lúc 23h04 hôm qua, sau khi sự kiện ghép nối diễn ra thành công. Đây là cột mốc quan trọng với Boeing và Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA - chương trình đã chọn Boeing và SpaceX để đưa các phi hành gia lên trạm ISS từ năm 2014.

Trạm ISS đang có tới 3 tàu vũ trụ dùng để chở người cùng ghép nối, gồm Starliner của Boeing, Crew Dragon của SpaceX và Soyuz của Nga, theo Hines. "Đây là một ngày quan trọng trong lịch sử của NASA và mở đường cho tương lai, khi các chuyến bay thương mại diễn ra ở quỹ đạo Trái Đất thấp trong khi NASA tới thăm Mặt Trăng và cuối cùng là sao Hỏa", anh nói.

SpaceX đã thực hiện nhiều chuyến tàu chở phi hành đoàn cho NASA từ tháng 5/2020 nhưng Boeing gặp nhiều trục trặc hơn và đến nay mới có thể cho tàu Starliner ghép nối thành công với trạm ISS.

Trong vài ngày tới, các phi hành gia trên trạm ISS sẽ lấy số hàng hóa nặng 226 kg trên tàu Starliner, sau đó chuyển lại 270 kg để con tàu mang trở về Trái Đất. Starliner không chở người mà chỉ có hình nộm thử nghiệm của Boeing mang tên Rosie the Rocketeer. Khoác lên mình bộ đồ vũ trụ màu xanh của Boeing, hình nộm sẽ ngồi trên ghế chỉ huy của Starliner cho chuyến trở về Trái Đất.


Phi hành gia NASA Kjell Lindgren chụp ảnh hình nộm Rosie the Rocketeer trong khi Robert Hines làm việc bên cạnh. Hai phi hành gia lần đầu bước vào tàu Starliner hôm 21/5. Ảnh: NASA TV

Rosie the Rocketeer trang bị các cảm biến nhằm đo lực G tác động lên cơ thể trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Starliner, OFT. Nhiệm vụ này đã kết thúc sớm sau khi Starliner gặp một loạt trục trặc và mắc kẹt trong quỹ đạo sai, không thể ghép nối với trạm ISS.

Chuyến bay hiện tại mang tên OFT-2. Hệ thống cảm biến được sử dụng để đo các lực tác động lên ghế của Starliner trong quá trình hồi quyển và hạ cánh. Starliner dự kiến trở về Trái Đất sau khoảng 4 - 5 ngày ghép nối với trạm vũ trụ. Tuy nhiên, thời gian này sẽ phụ thuộc nhiều vào thời tiết tại các địa điểm hạ cánh ở miền tây nước Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News