Tàu NASA sẵn sàng bay đến Mặt trăng vào năm sau

Tàu vũ trụ Orion vượt qua các bài đánh giá quan trọng, đảm bảo đạt chuẩn cho chuyến bay thử nghiệm không chở người vòng quanh Mặt Trăng.

Orion, tàu vũ trụ dùng để đưa phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng theo chương trình Artemis của NASA, vượt qua hai bài đánh giá Chấp nhận Hệ thống và Chứng nhận Thiết kế, Futurism hôm 3/9 đưa tin. Như vậy, con tàu chính thức đạt chuẩn để thực hiện chuyến bay đầu tiên mang tên Artemis I vào năm sau.

Tàu NASA sẵn sàng bay đến Mặt trăng vào năm sau
Tàu Orion tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ. (Ảnh: NASA).

Các bài kiểm tra đã đánh giá mọi hệ thống, mọi dữ liệu thử nghiệm và phân tích chi tiết tất cả các bộ phận của tàu Orion. Không chỉ thiết kế, tính an toàn và khả năng vận hành của con tàu cũng được xem xét kỹ, đảm bảo nó phù hợp để thực hiện nhiệm vụ.

Đây là cột mốc chính thức cuối cùng Orion cần vượt qua trước khi các chuyên gia gắn con tàu vào Hệ thống phóng không gian (SLS), tên lửa dùng để đưa Orion bay vào vũ trụ. NASA đã thử nghiệm thành công tầng đẩy phụ trợ của SLS vào 0h05 ngày 3/9 (giờ Hà Nội).

Orion là tàu vũ trụ có thể tái sử dụng một phần, chở được 2-6 phi hành gia tới quỹ đạo Mặt Trăng. Con tàu cũng trang bị hệ thống thoát hiểm khẩn cấp và có khả năng lao qua khí quyển an toàn khi trở về từ vũ trụ.

Trong nhiệm vụ Artemis I, tên lửa SLS sẽ thử nghiệm đưa tàu Orion không chở người rời bệ phóng. Con tàu sẽ bay xung quanh Mặt Trăng, tới cách bề mặt thiên thể này chỉ gần 100 km. Artemis I dự kiến kéo dài ba tuần, diễn ra vào tháng 11/2021. Nhiệm vụ chở người đầu tiên, Artemis II, sẽ diễn ra tháng 8/2023.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cụm sao gần Trái đất nhất sắp diệt vong

Cụm sao gần Trái đất nhất sắp diệt vong

Cụm sao Hyades được hình thành cách đây khoảng 680 triệu năm từ một đám mây khí và bụi lớn trong Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 07/09/2020
Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ tái sử dụng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ tái sử dụng

Tên lửa Trường Chinh 2F đưa tàu vũ trụ tái sử dụng lên quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi hôm 4/9.

Đăng ngày: 07/09/2020
Bằng chứng sốc về sự sống

Bằng chứng sốc về sự sống "không thể tin nổi" chiếm cứ các "Mặt trời ma"

Công trình của 2 nhà khoa học Mỹ đã lý giải nguyên nhân khiến một số ngôi sao cứ mờ tỏ như bóng ma - chúng đã bị nguội đi nhanh chóng bởi một dạng sự sống ngoài hành tinh có thể cao cấp hơn cả chúng ta.

Đăng ngày: 05/09/2020
NASA đưa 2.487 con sứa vào không gian: Chúng sinh sản thành công nhưng lại có điều bất thường

NASA đưa 2.487 con sứa vào không gian: Chúng sinh sản thành công nhưng lại có điều bất thường

Cuối thập niên 1940, con người đã thực hiện các thí nghiệm đưa các loài động vật vào không gian để theo dõi ảnh hưởng của môi trường vi trọng lực (microgravity) đến các sinh vật sống.

Đăng ngày: 05/09/2020
Hình ảnh chi tiết nhất về bề mặt của Mặt trời

Hình ảnh chi tiết nhất về bề mặt của Mặt trời

Nhờ kính viễn vọng mặt trời GREGOR được hiện đại hóa, lớn nhất châu Âu, các nhà khoa học Đức đã thu được những hình ảnh chi tiết nhất về bề mặt Mặt trời trong toàn bộ lịch sử quan sát từ Trái đất.

Đăng ngày: 05/09/2020
Các phi hành gia vẫn chưa thể tìm thấy lỗ hổng không khí trên ISS

Các phi hành gia vẫn chưa thể tìm thấy lỗ hổng không khí trên ISS

Việc Trạm vũ trụ Quốc tế ISS bị rò rỉ không khí vốn xuất hiện từ lâu, tuy nhiên tốc độ của quá trình này đang khiến các chuyên gia lo ngại.

Đăng ngày: 04/09/2020
Một năm thiên hà dài bao lâu?

Một năm thiên hà dài bao lâu?

Trong một năm thiên hà, hay còn gọi là năm vũ trụ, Mặt Trời quay hết một vòng quanh dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 04/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News