Tàu NASA sắp tiếp cận mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời

Tàu vũ trụ Juno dự kiến lao qua gần mặt trăng Ganymede của sao Mộc với vận tốc 68.400 km/h trong vài ngày tới để thu thập dữ liệu.

Tàu vũ trụ Juno (NASA) sẽ bay qua gần mặt trăng Ganymede của sao Mộc, mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời, vào ngày 7/6. Với đường kính hơn 5.260 km, Ganymede thậm chí lớn hơn sao Thủy.

Juno đã quan sát sao Mộc cùng các mặt trăng từ tháng 7/2016. Trong chuyến tiếp cận Ganymede sắp tới, con tàu sẽ đến cách bề mặt thiên thể này 1.038 km. Đây là tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận Ganymede sau hơn 20 năm. Chuyến tiếp cận gần đây nhất do tàu Galileo thực hiện vào tháng 5/2000.

Tàu NASA sắp tiếp cận mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời
Bản đồ tổng hợp màu (trái) và địa chất (phải) của mặt trăng Ganymede, lập bằng ảnh từ các tàu vũ trụ Voyager và Galileo. (Ảnh: Trung tâm Khoa học Địa chất học hành tinh USGS/Wheaton/NASA/JPL-Caltech).

Camera trên tàu Juno sẽ chụp ảnh Ganymede trong khi những công cụ khác có thể thu thập dữ liệu để giúp giới khoa học hiểu thêm về thành phần của mặt trăng này, kể cả lớp vỏ băng. "Juno được trang bị nhiều công cụ nhạy bén, có thể quan sát Ganymede theo những cách chưa từng có", Scott Bolton, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, cho biết.

Ganymede được đặt tên theo một người hầu rượu cho các vị thần Hy Lạp cổ đại. Không chỉ là vệ tinh tự nhiên lớn nhất hệ Mặt Trời, đây còn là mặt trăng duy nhất có từ trường. Điều này khiến cực quang xuất hiện xung quanh cực bắc và cực nam.

Ganymede có lõi sắt và được một lớp đá bao phủ, phía trên là vỏ băng dày. Dưới bề mặt mặt trăng này có thể tồn tại một đại dương. Các nhà thiên văn cũng phát hiện dấu vết của khí quyển oxy loãng vào năm 1996 nhờ Kính viễn vọng không gian Hubble, nhưng khí quyển này quá mỏng để sự sống tồn tại. Trên bề mặt Ganymede có các vùng sáng nằm rải rác. Chúng trông giống những vết sẹo và cho thấy thiên thể này từng biến đổi mạnh.

Ngày 7/6, Juno sẽ sử dụng 3 camera, trong đó có camera điều hướng, để quan sát nhiều nhất có thể, bao gồm cả bức xạ năng lượng cao xung quanh Ganymede. Chuyến tiếp cận sẽ diễn ra rất nhanh nên không có thời gian để chụp nhiều ảnh. Tuy nhiên, những gì thu thập được trong chuyến bay này có thể đem so sánh với những dữ liệu mà tàu Voyager và Galileo từng gửi về.

"Vào thứ Hai, Juno sẽ bay qua Ganymede với vận tốc khoảng 68.400 km/h. Chưa đầy 24 tiếng sau, con tàu tiếp tục thực hiện chuyến tiếp cận sao Mộc thứ 33, bay qua các đỉnh mây của hành tinh này với tốc độ 208.800 km/h. Đó sẽ là một chuyến bay ngoạn mục", Matt Johnson, quản lý nhiệm vụ Juno tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA, chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tái tạo vật chất đầu tiên của vũ trụ sau vụ nổ lớn

Tái tạo vật chất đầu tiên của vũ trụ sau vụ nổ lớn

Sử dụng máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới, các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen đã tạo ra chất lỏng hoàn hảo trong vũ trụ sơ khai.

Đăng ngày: 06/06/2021
12

12 "thiên hà ma quái" là phiên bản thây ma của "quái vật" chứa Trái đất

12 vật thể đáng kinh ngạc trong chòm sao Trường Xà được giới thiên văn đặt cho nhiều cái tên: thiên hà ma quái, thiên hà siêu khuếch tán hay thiên hà thất bại.

Đăng ngày: 06/06/2021
Hành tinh từ thiên hà khác liên tục phát sóng vô tuyến đến Trái đất?

Hành tinh từ thiên hà khác liên tục phát sóng vô tuyến đến Trái đất?

Đây là nguồn phát sóng vô tuyến ngoài thiên hà gần nhất từng được ghi nhận, mà nguồn gốc có thể là một hành tinh đồng hành cùng sao neutron hoặc thậm chí là lỗ đen.

Đăng ngày: 05/06/2021
Phát hiện hàng loạt hành tinh biến hình ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện hàng loạt hành tinh biến hình ngoài Hệ Mặt trời

Trong vũ trụ có một dạng hành tinh bị thiếu, đó là nhóm hành tinh gần gấp đôi kích thước Trái Đất. Nghiên cứu từ Viện Flatiron (Mỹ) đã đem đến câu trả lời.

Đăng ngày: 04/06/2021
Động cơ đẩy hiệu ứng Hall - Động cơ chở người tới sao Hỏa trong hơn một tháng

Động cơ đẩy hiệu ứng Hall - Động cơ chở người tới sao Hỏa trong hơn một tháng

Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc có thể mở đường cho nhiệm vụ có người lái tới sao Hỏa thông qua sử dụng hệ thống đẩy ion.

Đăng ngày: 04/06/2021
Tàu thăm dò Thường Nga 5 phát hiện bí mật mới trong đất Mặt trăng: Tại sao Hoa Kỳ lại giấu nhẹm?

Tàu thăm dò Thường Nga 5 phát hiện bí mật mới trong đất Mặt trăng: Tại sao Hoa Kỳ lại giấu nhẹm?

Nhiều nhà khoa học Trung Quốc cho rằng cuộc đổ bộ Mặt trăng của Hoa Kỳ là gian lận. Vậy sự thật là gì?

Đăng ngày: 04/06/2021
Hai nhà du hành vũ trụ Nga đi bộ ngoài không gian hơn 7 tiếng đồng hồ

Hai nhà du hành vũ trụ Nga đi bộ ngoài không gian hơn 7 tiếng đồng hồ

Ngày 2-6, hai phi hành gia người Nga đã mạo hiểm ra ngoài Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) hơn bảy tiếng đồng hồ để chuẩn bị lắp đặt một module mới của Nga.

Đăng ngày: 03/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News