Tàu thăm dò Trung Quốc sẽ tới sao Hỏa vào năm 2021
Trung Quốc chuẩn bị phóng tàu thăm dò tới sao Hỏa vào năm 2020 với mục tiêu trở thành một trong những cường quốc không gian trên thế giới.
Trung Quốc đang lên kế hoạch cho các chương trình thăm dò không gian sâu. Quốc gia này sẽ phóng một tàu vũ trụ tới sao Hỏa vào tháng 7/2020 và dự kiến nó đến hành tinh đỏ năm 2021, Li Guoping, tổng giám đốc bộ phận kỹ thuật hệ thống của Cục Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) phát biểu tại một diễn đàn phụ của Hội nghị Thế giới về Kiến thức Khoa học 2018. Hội nghị này diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 18/9, Beijing News đưa tin.
Trung Quốc sẽ đến sao Hỏa vào năm 2021. (Ảnh: Telegraph).
Trung Quốc cũng tiến hành một nhiệm vụ thăm dò sao Hỏa thứ hai vào năm 2028, với ý định mang đất trên sao Hỏa trở về Trái Đất để nghiên cứu khoa học, Li cho biết. Khi đó, Trung Quốc triển khai tên lửa đẩy hạng nặng Long March-9 giúp phóng tàu vũ trụ vào không gian nhanh hơn.
Với đường kính 10m và chiều dài hơn 90m, tên lửa đẩy Long March-9 có thể mang tải trọng 140 tấn vào quỹ đạo thấp của Trái đất, nhiều hơn gấp 5 lần so với tên lửa Long March-5 hiện nay.
Trung Quốc đẩy mạnh sử dụng công nghệ không gian nhằm giám sát quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, Li nói. Một số dự án đang hoạt động sử dụng hai vệ tinh riêng biệt để theo dõi môi trường khí quyển và các hệ sinh thái trên cạn.
Chính phủ Trung Quốc có thái độ tích cực với những công ty tên lửa thương mại đã phóng thành công các tên lửa nhỏ, tự phát triển gần đây, Li tiết lộ. Chính phủ đang làm việc để tăng cường quản lý các hoạt động và những lần phóng tên lửa của họ.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Độc đáo ảnh robot NASA "tự sướng" trên… sao Hỏa
Qua những hình ảnh mới nhất, chúng ta có thể thấy Mars Curiosity rover đang lang thang trên một hoang mạc với những dãy núi đá hùng vĩ phía xa.

Vì sao hoàng hôn trên sao Hoả có màu xanh?
Không ít người thắc mắc vì sao sao Hoả được mệnh danh là hành tinh đỏ nhưng lại có hoàng hôn màu xanh dương lạ mắt.

Cuối cùng NASA cũng đã tìm ra robot bị mất tích trên sao Hỏa, nhưng họ vẫn chưa vui
Bạn còn nhớ sự kiện Opportunity - rover lâu đời nhất trên sao Hỏa chứ? Rover này đã mất tích trong cơn bão cát khổng lồ với quy mô toàn hành tinh trên sao Hỏa từ tháng 6/2018.

Bí ẩn sự sống bên dưới bề mặt sao Hỏa
Nhà nghiên cứu Jesse Tarnas cho rằng có một tầng sinh quyển phía dưới bề mặt sao Hỏa và nó tương tự như môi trường sống dưới lòng đất ở Trái đất.

Ảnh chụp selfie choáng ngợp của tàu thăm dò Curiosity ngay trên sao Hỏa
Những hình ảnh được sử dụng để tạo ra tấm ảnh mosaic này được chụp bởi Curiosity vào ngày 9/8/2018, tại Vera Rubin Ridge - nơi chiếc tàu thăm dò này đã hoạt động trong nhiều tháng qua.
