Tàu thám hiểm Nhật Bản thu thập mẫu đá ở tiểu hành tinh Ryugu

Cơ quan Nghiên cứu phát triển vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết tàu thám hiểm Hayabusa 2 của nước này đã bắt đầu quá trình hạ cánh xuống tiểu hành tinh Ryugu, cách Trái Đất 250 triệu km, vào lúc 10h ngày 10/7 (giờ địa phương) để thực hiện nhiệm vụ thu thập mẫu đá bên trong lòng tiểu hành tinh này.

Tàu thám hiểm Nhật Bản thu thập mẫu đá ở tiểu hành tinh Ryugu
Tàu không gian Hayabusa-2 đáp xuống bề mặt tiểu hành tinh Ryugu. (Ảnh: Sp)

JAXA đã phát lệnh hạ cánh xuống tiểu hành tinh Ryugu sau khi xác nhận tình trạng ổn định tàu. Tàu Hayaubuya 2 sẽ hạ cánh từ độ cao 20km, với tốc độ 40 cm/giây và giảm xuống còn 10 cm/giây khi gần tiếp xúc với bề mặt tiểu hành tinh này. Nếu quá trình hạ cánh thuận lợi, tàu Hayabusa 2 sẽ đáp xuống gần miệng hố nhân tạo trên bề mặt Ryugu vào sáng 11/7.

Trước đó vào tháng 2 năm nay, tàu Hayabusa 2 cũng đã lần đầu tiên hạ cánh xuống tiểu hành tinh Ryugu và thành công trong việc thu thập mẫu đá nằm trên bề mặt hành tinh này. Tiếp đó đến tháng 4, tàu cũng thành công trong việc tạo ra một miệng hố nhân tạo. Lần hạ cánh này, Hayabusa 2 sẽ lần đầu tiên thực hiện sứ mệnh thu thập mẫu đá nằm bên trong tiểu hành tinh đã bắn ra bên ngoài trong quá trình tạo ra hố nhân tạo.

Các nhà khoa học cho rằng, do không chịu nhiều tác động của tia phóng xạ từ vũ trụ nên đá bên trong tiểu hành tinh Ryugu vẫn còn giữ được trạng thái như khi được sinh ra từ hệ mặt trời. Các nhà khoa học cũng kỳ vọng việc thu thập được mẫu đá lần này sẽ góp phần giải mã bí mật khởi nguồn sự sống và sự ra đời của hệ mặt trời.

JAXA cho biết đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn khi lần đầu tiên cơ quan này sử dụng kỹ thuật thuật cao để dẫn đường cho Hayabusa 2 hạ cánh xuống khu vực hẹp chỉ có đường kính khoảng 7m đồng thời tránh những tảng đá lớn làm hư hỏng tàu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu bão bụi

Siêu bão bụi "nuốt chửng" hàng xóm Trái đất?

ESA vừa phát hiện những siêu bão bụi xuất hiện gần Bắc Cực của Sao Hỏa và có thể nuốt chửng hoàn toàn hành tinh này một lần nữa.

Đăng ngày: 10/07/2019
Tương lai bất định của trạm vũ trụ ISS khi NASA trở lại Mặt trăng

Tương lai bất định của trạm vũ trụ ISS khi NASA trở lại Mặt trăng

Trạm vũ trụ Quốc tế (Trạm Không gian Quốc tế) đã 18 năm tuổi, đang phải hoạt động trong môi trường vũ trụ đầy khắc nghiệt và tiêu tốn mỗi năm hàng tỉ USD để vận hành.

Đăng ngày: 10/07/2019
Phát hiện tiểu hành tinh có số ngày trong năm ít nhất

Phát hiện tiểu hành tinh có số ngày trong năm ít nhất

Các nhà thiên văn học tại Viện Công nghệ California đã phát hiện một hành tinh nhỏ bất thường, với "năm" ngắn nhất từng được biết đến đối với một hành tinh.

Đăng ngày: 10/07/2019
Tiểu hành tinh có lực tác động 2.700 triệu tấn TNT có thể tấn công Trái Đất

Tiểu hành tinh có lực tác động 2.700 triệu tấn TNT có thể tấn công Trái Đất

Vào tháng 10 sắp tới, các nhà khoa học cảnh báo một vụ va chạm có thể xảy ra giữa Trái Đất và một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 09/07/2019
Máy bay tối mật của Mỹ bị chụp ảnh khi hoạt động trên vũ trụ

Máy bay tối mật của Mỹ bị chụp ảnh khi hoạt động trên vũ trụ

Một nhà thiên văn học Hà Lan chụp được hình ảnh khá rõ nét máy bay X-37B của không quân Mỹ đang hoạt động trên quỹ đạo.

Đăng ngày: 08/07/2019
Lỗ đen chỉ có thể mở rộng đến khối lượng gấp 50 tỷ lần Mặt Trời, không thể

Lỗ đen chỉ có thể mở rộng đến khối lượng gấp 50 tỷ lần Mặt Trời, không thể "ăn để lớn lên" được nữa

Lỗ đen vũ trụ không thể mở rộng vô hạn mà sau khi "nở" ra tới khối lượng gấp 50 tỷ lần Mặt Trời, đĩa bồi tụ của nó sẽ bị mất, đồng nghĩa với việc "bàn ăn" của nó cũng mất, và nó không thể nào "ăn" để lớn lên được nữa.

Đăng ngày: 08/07/2019
Nghiên cứu chứng minh: Các phi hành gia sẽ không tử vong vì bức xạ không gian

Nghiên cứu chứng minh: Các phi hành gia sẽ không tử vong vì bức xạ không gian

Nhiều người cho rằng, việc tiếp xúc quá nhiều với các tia cực tím có hại đến từ Mặt trời là mối nguy hiểm nghề nghiệp mà các phi hành gia phải chịu đựng, dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh tim.

Đăng ngày: 08/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News