Tàu Voyager 1 gửi dữ liệu bí ẩn từ bên ngoài Hệ Mặt trời
Tàu Voyager 1 của NASA đang tiếp tục hành trình vượt ra khỏi Hệ Mặt trời của chúng ta, sau 45 năm được phóng đi. Nhưng giờ đây, con tàu vũ trụ kỳ cựu này bất ngờ gửi lại dữ liệu bí ẩn khiến NASA bối rối.
Hình minh họa tàu vũ trụ Voyager - (Ảnh: NASA)
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết hôm 18/5 (giờ địa phương), trong khi tàu Voyager 1 vẫn hoạt động bình thường, các dữ liệu từ hệ thống kiểm soát và kết nối với Trái đất của con tàu - viết tắt là AACS - lại không khớp với chuyển động của con tàu. Tàu vũ trụ này dường như đang nhầm lẫn một cách bí ẩn về vị trí của nó trong không gian.
Hệ thống AACS rất cần thiết để tàu Voyager gửi cho NASA dữ liệu về môi trường giữa các vì sao xung quanh nó, và ăng ten của tàu luôn hướng ngay về Trái đất.
Theo tạp chí Business Insider, bà Suzanne Dodd, người quản lý dự án Voyager 1 và 2 tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, cho biết: "Cả hai tàu vũ trụ đều đã gần 45 tuổi, vượt xa những gì các nhà hoạch định sứ mệnh dự đoán".
NASA cho biết con tàu song sinh của tàu thăm dò Voyager 1, tàu Voyager 2, đang hoạt động bình thường.
Được phóng vào năm 1977 để khám phá các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời, tàu Voyager 1 hiện cách Trái đất 23,3 tỉ km, trở thành vật thể xa nhất do con người tạo ra. Lâu nay nó vẫn hoạt động như mong đợi và tiếp tục gửi thông tin về hành trình quay trở lại Trái đất của nó cho đến ngày 18/5.
Các kỹ sư của NASA cho biết hệ thống kiểm soát và kết nối với Trái đất của con tàu đang gửi dữ liệu được tạo ngẫu nhiên, không "phản ánh những gì đang thực sự xảy ra trên tàu".
Bà Dodd và nhóm kỹ sư hy vọng sẽ tìm ra nguyên nhân khiến con tàu gửi những dữ liệu kỳ lạ như vậy. Một vấn đề chính đặt ra, thông điệp của NASA mất 20 giờ 33 phút để đi đến vị trí hiện tại của tàu Voyager 1. Do đó, một thông điệp khứ hồi giữa NASA và Voyager 1 mất hai ngày.

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
