Tàu vũ trụ châu Âu bắt sóng từ lạ, giải mã bí ẩn "Mặt trời ngược"

Một tàu vũ trụ đang hoạt động quanh Mặt trời đã tìm ra lời giải cho việc ngôi sao mẹ của chúng ta trông giống như một quái vật kỳ dị giữa thế giới sao, với bầu khí quyển "hỏa ngục" ngược đời.

Nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học đã nhận ra Mặt trời dường như quá khác biệt so với các ngôi sao khác từng được quan sát. Thậm chí, có thể nói nó là một "quái vật" đã phá vỡ mọi mô hình về thiên thể sao, bởi có một bầu khí quyển "hỏa ngục" cực kỳ vô lý.


Các dấu vết của sóng từ tần số cao "lang thang" khắp vành nhật hoa được tàu vũ trụ SO/ESA ghi nhận - (Ảnh: ESA).

Nhiệt độ của tầng khí quyển phía trên Mặt trời, tức vành nhật hoa, có thể vọt lên tới hơn 1,1 triệu độ C, trong khi vùng cách đó 1.600km gần về phía lõi hơn - quang quyển - chỉ là 5.500 độ C, theo Live Science.

Thông thường khí quyển của một ngôi sao được đun nóng nhờ phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong lõi của nó. Nhưng nếu như vậy, tầng khí quyển phía trên không thể nóng tới 200 lần so với tầng thấp. Lẽ ra nó phải mát hơn quang quyển nhiều.

Điều này cho thấy còn một thứ gì đó chưa biết đã đốt nóng ngôi sao mẹ kỳ dị của Trái Đất. Đó vẫn là câu đố suốt 80 năm nay

Mới đây, tàu quỹ đạo Mặt trời (SO) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã bất ngờ phát hiện một thứ lạ lùng: Sóng từ tần số cao, lan truyền khắp vành nhật hoa.

Từ vị trí cách Mặt trời 42 triệu km, tàu vũ trụ SO đã dùng kính thiên văn Extreme Ultraviolet Image (EUI) do Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ (ROB) vận hành để ghi nhận hình ảnh vành nhật hoa với độ phân giải chưa từng có.

Và họ đã thấy chúng, những sóng nhỏ truyền qua plasma trong tầng khí quyển nóng bỏng này.

Họ tiếp tục phân tích tổng hợp một số nghiên cứu trước đây và xác nhận dạng sóng từ tần số cao, dao động nhanh này hoàn toàn có thể đốt nóng vành nhật hoa một cách đáng kể.

Tuy vậy, những gì nắm bắt được là chưa đủ. Nhà nghiên cứu David Berghmans từ ROB cho biết họ vẫn đang tìm câu trả lời toàn diện hơn, rất có thể là sóng từ tần số cao hơn nữa, để có thể hiểu về cách vành nhật hoa bị nung nóng và tạo ra cho Mặt trời một bầu khí quyển "ngược đời".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ Mặt trời đã có

Hệ Mặt trời đã có "hành tinh thứ 9": Kẻ xâm lăng từ bên ngoài?

Nghiên cứu mới từ Pháp - Mỹ cho thấy "Đám mây Oort" lạnh lẽo và bí ẩn ở rìa Hệ Mặt trời đang che giấu một ngoại hành tinh chưa từng biết.

Đăng ngày: 21/04/2025
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
NASA ghi lại hình ảnh hố đen

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao

Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News