Tàu vũ trụ Luna-25 của Nga đâm xuống Mặt trăng
Nhiệm vụ Mặt trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm thất bại khi tàu Luna-25 xoay tròn mất kiểm soát và đâm xuống bề mặt Mặt trăng.
Bức ảnh đầu tiên chụp bề mặt Mặt trăng của tàu Luna-25. (Ảnh: Roscosmos)
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo mất liên lạc với tàu Luna-25 vào 18h57 ngày 19/8 theo giờ Hà Nội khi tàu gặp trục trặc trong lúc tiến vào quỹ đạo trước khi hạ cánh, Reuters đưa tin. Theo dự kiến, tàu Luna-25 sẽ hạ cánh xuống Mặt trăng vào ngày 21/8. "Con tàu di chuyển theo quỹ đạo không thể dự đoán và ngừng hoạt động do va chạm với bề mặt Mặt trăng", Roscosmos cho biết.
Roscosmos đã thành lập một ủy ban nội bộ đặc biệt để điều tra nguyên nhân phía sau thất bại của tàu Luna-25, nhiệm vụ đánh dấu Nga quay lại cuộc đua tới Mặt trăng. Vụ va chạm cho thấy bước thụt lùi của Nga từ thời Chiến tranh Lạnh, khi quốc gia này trở thành nước đầu tiên phóng vệ tinh Sputnik 1 lên quỹ đạo Trái Đất năm 1957 và nhà du hành Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1961. Luna-25 là nhiệm vụ tới Mặt trăng đầu tiên của Nga sau nhiệm vụ gần nhất là Luna 24 năm 1976.
Nga đang chạy đua với Ấn Độ, quốc gia cũng phóng tàu tới cực nam của Mặt trăng. Theo dự kiến của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO), tàu Chandrayaan-3 sẽ hạ cánh trên Mặt trăng vào ngày 23/8. Nhà chức trách Nga hy vọng nhiệm vụ Luna-25 có thể chứng minh sức mạnh của Nga trong lĩnh vực không gian.
Các nhà khoa học Nga nhiều lần phàn nàn về năng lực yếu kém của những nhà quản lý chương trình vũ trụ với nhiều dự án kém thực tế. Cách đây hơn một thập kỷ, thất bại của nhiệm vụ 2011 Fobos-Grunt tới một trong những Mặt trăng của sao Hỏa nêu bật thách thức mà chương trình vũ trụ của Nga đang đối mặt. Tàu vũ trụ thậm chí không thể rời khỏi quỹ đạo Trái Đất và rơi xuống Thái Bình Dương năm 2012.
Đầu thập niên 2010, Nga đề ra ý tưởng về nhiệm vụ Luna-25 tới cực nam của Mặt trăng. Tàu Luna-25 rời khỏi quỹ đạo Trái Đất thành công nhưng thất bại của nó có nghĩa Nga có thể không phải nước đầu tiên lấy được mẫu vật nước đóng băng ở vùng cực.

Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?
Chịu va chạm từ một hành tinh lang thang sẽ khiến Trái đất bị phá hủy hoàn toàn. Việc nó chỉ xuất hiện trong Hệ Mặt trời cũng đã khiến quỹ đạo mọi hành tinh thay đổi.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.
