Taxi bay chở khách trên sông Seine
Nhằm tìm kiếm một phương tiện giao thông tiện lợi, giảm ùn tắc giao thông và chống ô nhiễm môi trường, một công ty khởi nghiệp tại Pháp vừa đưa vào thử nghiệm mẫu taxi 'bay' trên sông Seine.
Theo hãng tin Reuters, trước tình trạng ô nhiễm môi trường thường xuyên bủa vây thủ đô Paris cũng như nạn tắc nghẽn giao thông ngày càng nghiêm trọng vào giờ cao điểm, một doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) ở Pháp vừa đưa vào thử nghiệm mẫu taxi "bay" như một lựa chọn "xanh" cho việc di chuyển trên sông Seine.
Taxi "bay" thử nghiệm trên sông Seine - (Video: REUTERS).
Hoạt động thử nghiệm mẫu taxi "bay" trên nước có tên SeaBubbles này được triển khai từ ngày 16 đến 20-9 với hai đợt mỗi ngày, từ 8-10h sáng và từ 3-5h chiều.
Theo báo Daily Mail, mẫu taxi bay trên nước này được phát triển trên nền tảng công nghệ do vận động viên thuyền buồm Alain Thébault và vận động viên lướt ván Anders Bringdal tìm ra.
Việc sản xuất mẫu taxi SeaBubbles được bắt đầu từ tháng 2/2017 sau khi hai "ông chủ" của dự án sáng tạo này kêu gọi được 3,45 triệu euro (3,79 triệu USD) để triển khai.
Taxi "bay" SeaBubbles - (Ảnh: PLUGBOATS).
Tháng 5-2018, mẫu taxi "bay" đã thử nghiệm trên sông. Lần này, được sự ủng hộ của Thị trưởng thành phố Paris, bà Anne Hidalgo, họ tiến hành đợt thử nghiệm phương tiện từ 16/9 trên sông Seine.
Trên mỗi chiếc SeaBubbles, ngoài chỗ ngồi của người lái còn có 4 ghế cho khách. Đợt thử nghiệm tháng 9 sẽ mời du khách tham gia chuyến thưởng ngoạn Paris theo cách mới, "trên lộ trình từ Issy-les-Moulineaux tới Bercy".
Những chiếc SeaBubbles sử dụng công nghệ do ông Alain Thébault phát minh ra đầu tiên nhằm trang bị cho chiếc thuyền buồm Hydroptere lần đầu hoạt động năm 1994 của ông, cũng là chiếc thuyền buồm chạy nhanh nhất thế giới.
Với công nghệ từ du thuyền Hydroptere, khi chiếc SeaBubbles chở khách lướt đi trên mặt trước, nó sẽ không nổi trên mặt nước giống như thuyền.
Trên mỗi chiếc SeaBubbles, ngoài chỗ ngồi của người lái còn có 4 ghế cho khách.
Theo đài RT, tuy gọi là "bay" nhưng trên thực tế chiếc taxi này sẽ chỉ nâng cao lên so với mặt nước khoảng 70cm sau khi đạt tới vận tốc 10km/h trong di chuyển.
Thuyền buồm Hydroptere ứng dụng cơ chế tương tự khiến máy bay có thể cất cánh khi khai thác tác dụng khí động học với các cánh giúp tạo lực nâng lên.
Trang PlugBoats cho biết nếu dự án thử nghiệm lần này trên sông Seine thành công, các nhà sáng chế taxi bay sẽ tính chuyện bắt đầu khai thác thương mại mẫu SeaBubbles từ mùa xuân năm 2020.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
