Tế bào gốc phôi, biệt hóa thành 3 loại tế bào tim

Tác giả Amanda Garder - Phóng viên tờ HealthDay

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia mới đây đã thành công trong việc biến đổi tế bào gốc phôi người thành ba dạng tế bào cơ tim.

Khi được cấy ghép vào chuột, những tế bào này cũng có thể tăng cường chức năng tim. Thành tựu mang lại rất nhiều triển vọng, đáng kể nhất là việc ứng dụng các tế bào nói trên trong thử nghiệm dược phẩm.

Tác giả chính của bài báo được đăng trên Tạp chí Nature, phát hành vào tháng 4 (2008), Gordon Keller, cho biết: “Hiện chúng ta đã có nguồn cung cấp tế bào tim (người) phục vụ cho các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học, nhằm thử nghiệm hiệu quả hoặc độc tính của dược phẩm. Chúng ta không hề gặp phải một trở ngại nào khi bắt tay tiến hành những thí nghiệm như thế”.

Các nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng tế bào tim được biệt hóa từ tế bào gốc phôi để tạo mô tim nhân tạo có khả năng cấy ghép vào tim thật của người.

Keller – giám đốc Trung tâm y học tái sinh McEwen thuộc đại học Health Network tại Toronto – cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa chắc chắn về việc tế bào được đưa trực tiếp vào tim sẽ phát triển như thế nào. Nhưng chúng tôi có một ưu thế rất lớn, chính là các tế bào tiền thân (progenitor cell) độc nhất vô nhị này có thể tạo ra ba loại tế bào cơ tim quan trọng, do đó chúng tôi hy vọng có thể nuôi cấy các tế bào này nhằm tạo mô tim nhân tạo, sau đó cấy các mô nhân tạo kích cỡ nhỏ này và ghép chúng vào tim, điều này hy vọng có vẻ hữu hiệu hơn so với việc cấy tế bào.”

Phòng thí nghiệm của Keller trước đó đã thành công trong việc tạo tế bào tim từ tế bào phôi chuột. Trong nghiên cứu này, họ áp dụng quy tắc tương tự: ứng dụng yếu tố đặc biệt thúc đẩy quá trình phát triển trong các giai đoạn khác nhau, chỉ khác là thực hiện trên tế bào gốc phôi người.

Paul Sanberg – giám đốc Trung tâm lão hóa và khôi phục não thuộc trường Y đại học South Florida (Tampa) – phát biểu: “Các phương pháp khác nhau có thể tạo ra các loại tế bào tim khác nhau”.

Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể tách tế bào tim tiền thân sau đó biệt hóa chúng thành ba loại tế bào tim khác nhau, được gọi là cardiomyocyte có chức năng của cơ tim.

Keller giải thích: “Hiện chúng tôi đã có trong tay một loại tế bào tiền thân – progenitor cell(i), mặc dù không có tiềm năng phát triển như tế bào gốc phôi, những vẫn có thể tạo ra ba loại tế bào tim chính. Khi chúng tôi cách ly chúng, chúng tôi có thể điều chỉnh chúng thành tế bào tim đập hoặc loại tế bào tim khác dễ dàng hơn. Công việc này trở nên khó khăn hơn nhiều, nếu không cách ly các tế bào”.

Cũng như khi cấy ghép, các tế bào này không hình thành khối u, trong khi đây là hiện tượng thường xảy ra khi một nhóm tế bào bị pha trộn. Cũng theo Keller, “thực chất, chúng tôi đã tách tế bào tim người ở giai đoạn phát triển sớm nhất, nên chúng tôi nghĩ có thể kiểm soát chúng dễ dàng hơn so với tế bào gốc phôi”.

Kết quả thu được sẽ giúp các nhà nghiên cứu nắm rõ hơn về quá trình phát triển của tim trong cơ thể người, nhưng các ứng dụng liệu pháp vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại.

Sanberg cho biết: “Quan trọng là chúng ta phải hiểu sinh học cơ bản. Nhưng phải một thời gian nữa kỹ thuật này mới xuất hiện nơi bệnh viện”.

Nguồn: Tiến sĩ Gordon Keller kiêm giám đốc Trung tâm Y học tái sinh McEwen, Đại học Health Network, Toronto; Tiến sĩ Paul R. Sanberg kiêm giám đốc Trung tâm Lão hóa và khôi phục não, trường Y, đại học South Florida, Tampa; ngày 24 tháng 4 năm 2008, tờ Nature.


Ghi chú:

(i)Progenitor cell: Tế bào tiền thân: rất dễ nhầm lẫn với tế bào gốc, đây là tế bào sinh ra từ tế bào gốc chỉ có duy nhất khả năng biệt hóa nhưng không thể tự làm mới. Ngược lại, tế bào gốc có khả năng tự làm mới (tạo thêm nhiều tế bào gốc nhờ phân chia) hoặc có thể biệt hóa (nhờ quá trình phân chia tế bào, mỗi lần như thế lại tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể). Tế bào tiền thân thường bị hạn chế trong khoảng một vài dạng tế bào biệt hóa nhất định so với tế bào gốc. Theo thuật ngữ khoa học, tế bào tiền thân chuyên biệt hơn tế bào gốc. (Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng chú giải)

Bài do Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng, M.A., S.T.D cung cấp
Trà Mi chuyển ngữ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News