Tế bào nhiên liệu sử dụng chất bị ô nhiễm để sản xuất ra điện năng
Các nhà nghiên cứu khoa học ở Pennsylvania cho biết họ đang phát triển một loại tế bào nhiên liệu sử dụng chất bị ô nhiễm từ các mỏ than đá và mỏ kim loại để sản xuất ra điện năng, qua đó có thể vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường vừa tạo ra một nguồn cung cấp nhiên liệu mới.
Trong cuộc nghiên cứu này, Bruce E. Logan và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng cái gọi là nước bị nhiễm axít chảy ra từ các mỏ than đá và mỏ kim loại là một mối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật cũng như sự an toàn của nguồn cung cấp nước uống chủ yếu bởi vì độ axít cao trong các nguồn nước bị ô nhiễm và vì hàm lượng kim loại cao, đặc biệt là kim loại sắt. Nước bị ô nhiễm chảy ra từ mỏ than đá và kim loại gây ra các vấn đề về môi trường và tốn rất nhiều chi phí cho việc làm sạch.
![]() |
Mô hình tế bào nhiên liệu sử dụng chất bị ô nhiễm từ các mỏ than đá và mỏ kim loại để tạo ra điện (Ảnh: Shaoan Cheng) |
Các nhà nghiên cứu khẳng định sự cải tiến tế bào nhiên liệu mới này sẽ cho phép tạo ra điện năng với hiệu suất cao hơn trong tương lai. Họ cho biết thêm các nguyên tử sắt được xử lý bằng thiết bị này có thể được dùng như là một chất nhuộm trong sơn và hoặc trong các sản phẩm khác.
Bài nghiên cứu “Sử dụng công nghệ tế bào nhiên liệu để sản xuất điện từ nguồn nước bị ô nhiễm chảy ra từ các mỏ than đá và kim loại” được đăng trong tạp chí Khoa học công nghệ về môi trường số ra ngày ngày 1/12.
Uyển Nhi

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
