Tê giác vượt 10.000 dặm tìm bạn tình giao phối
Một con tê giác đực Sumatra quý hiếm đã được di chuyển bằng máy bay từ Vườn thú Cincinnati (Mỹ) tới Indonesia để tìm bạn tình giao phối trước nguy cơ tuyệt chủng, tờ Telegraph ngày 2/11 đưa tin.
Tê giác Sumatra vượt ngàn dặm tìm bạn giao phối
Con tê giác này tên Harapan, chào đời tại Vườn thú Cincinnati và 2 năm nay, nó trở thành con tê giác Sumatra cuối cùng ở phía Tây bán cầu.
Con tê giác đặc biệt đã tới sân bay Soekarno-Hatta ở Jakarta trong một chiếc thùng du lịch đặc biệt trên máy bay của hãng Cathay Pacific. Sau đó, con tê giác tiếp tục được đưa vào chiếc xe tải đến cảng biển Merak để tới đảo Sumatra.
Tê giác Harapan. (Ảnh: AP).
“Rất may, nó đã đến đây”, ông Bambang Dahono Adji – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng Sinh học tại Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia - cho biết. Ông nói rằng Harapan sẽ được “chính thức bàn giao” cho nhà chức trách Indonesia.
Con tê giác 816kg đã trải qua đợt kiểm tra y tế và được huấn luyện để tự nguyện bước vào và ở lại trong thùng trước khi bắt đầu chuyến đi hơn 10.000 dặm vào hôm thứ Sáu, 30/10.
Các nhà bảo tồn động vật hy vọng Harapan có thể giao phối với một hoặc cả 3 con tê giác cái ở Công viên quốc gia Way Kambas. Đây là nơi ở của Ratu – một con tê giác cái 12 tuổi sinh ra trong tự nhiên - sinh sống. Hiện nó đang mang thai lần thứ 2 và dự kiến sẽ sinh con vào tháng 5 năm sau.
Trước đó ở Mỹ có 3 con tê giác Sumatra là Harapan và hai “chị em” của nó là Andalas và Suci nhưng 2 con này đã chết từ năm ngoái tại Vườn thú Cincinnati. Harapan trở thành con tê giác Sumatra cuối cùng ở Tây bán cầu.
Các chuyên gia cho tê giác vào hộp rồi vận chuyển. (Ảnh: EPA).
Indonesia đã nói rằng họ không muốn bị lệ thuộc vào các nước khác trong công tác bảo tồn bằng cách gửi tê giác được lai tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên, nước này nói rằng họ sẵn sàng nhận bất kỳ sự trợ giúp về công nghệ hay khoa học liên quan các chương trình nhân giống tê giác Sumatra.
Tê giác Sumatra ở Indonesia đang bị đe dọa nghiêm trọng do săn bắt tràn lan để lấy sừng sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và nạn phá rừng của nông dân, lâm tặc và các công ty trồng dầu cọ.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật
Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?
Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.
