Tên lửa đẩy của SpaceX rơi xuống biển trong chuyến bay tiếp tế lên ISS

Tập đoàn công nghệ thám hiểm không gian SpaceX đã phóng thành công tàu con thoi Dragon, mang theo nhu yếu phẩm cùng nhiều thiết bị nghiên cứu, cung cấp cho các nhà khoa học trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), song thất bại trong việc đưa tên lửa đẩy tiếp đất an toàn.

Thông báo của SpaceX cho hay tên lửa Falcon 9 đã rời bệ phóng vào chiều 5/12 (giờ địa phương), tức rạng sáng 6/12 (giờ Việt Nam) tại bãi phóng 40, Căn cứ không quân Cape Canaveral, Florida, Mỹ, mang theo tàu vũ trụ vận tải Dragon cùng 2,5 tấn hàng hóa.


Tên lửa Falcon 9 của SpaceX mang theo các vệ tinh chuẩn bị rời bệ phóng ở California, Mỹ ngày 22/5. (Ảnh: EFE-EPA/TTXVN).

Đây là sứ mệnh vận chuyển hàng thứ 16 trong hợp đồng dài hạn giữa SpaceX và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). 10 phút sau khi được phóng, tàu vũ trụ Dragon đã lên tới quỹ đạo, mục tiêu đầu tiên trong hành trình này và dự kiến, Dragon phải mất hai ngày nữa mới tới ISS.

Tuy nhiên, tầng thứ nhất của Falcon 9 đã không thể tiếp đất theo phương thẳng đứng, điều kiện để tên lửa này được tái sử dụng trong các lần phóng tiếp theo của SpaceX. Video hành trình được gắn trên tên lửa cho thấy sau khi tách khỏi tầng thứ hai và phóng động cơ quay trở về Trái Đất, tầng đầu của Falcon 9 đã xoay tròn và rơi xuống Đại Tây Dương chỉ 8 phút sau khi rời bệ phóng.

Giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk cho hay hệ thống bơm thủy lực cánh hoạt động không ổn định khiến tên lửa Falcon 9 không thể tiếp đất như dự kiến và rơi xuống biển. Tuy nhiên, ông cho hay dường như bộ phận này không bị hư hỏng và các nhóm tìm kiếm đã được điều động để thu hồi lại các bộ phận của Falcon 9.

Đây là lần đầu tiên SpaceX thất bại trong việc đảm bảo tên lửa tiếp đất an toàn sau chuỗi 12 lần tiếp đất thành công. SpaceX đang nỗ lực thực hiện mục tiêu trên nhằm giảm chi phí bằng cách tái sử dụng các bộ phận của tên lửa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News