Tên lửa hạng nặng mới của Mỹ phát nổ khi thử nghiệm
Buổi thử nghiệm đầu tiên của mẫu tên lửa hạng nặng BrilliantA xảy ra sự cố ngoài ý muốn khi vòi phun tăng áp bất ngờ phát nổ.
Công ty hàng không vũ trụ Mỹ Northrop Grumman hôm 30/5 lần đầu tiên khai hỏa giai đoạn 1 của BrilliantA, mẫu tên lửa đẩy hạng nặng đang trong quá trình phát triển, tại một bãi thử ở Promontory, bang Utah. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm đã diễn ra không theo kế hoạch khi một sự cố nhỏ xuất hiện ở cuối quá trình đốt cháy.
Tên lửa BrilliantA gặp sự cố khi khai hỏa giai đoạn 1.
Theo Phó chủ tịch OmegA Kent Rominger, đại diện của công ty Northrop Grumman, một vòi phun của máy tăng áp dường như đã phát nổ. Những cảnh quay được ghi lại cho thấy một số mảnh vỡ bị bắn văng ra xa ở giây thứ 122 kể từ khi giai đoạn 1 được khai hỏa.
Mặc dù xảy ra sự cố ngoài ý muốn, Northrop Grumman vẫn đánh giá đây là một buổi thử nghiệm thành công khi động cơ tên lửa hoạt động tốt và tạo ra lực đẩy tối đa lên tới 2 triệu lbs, tương đương 907.184 kg (lực). Công ty có kế hoạch tiến hành một thử nghiệm tương tự với giai đoạn 2 của tên lửa ngay trong mùa hè năm nay.
"Ngoại trừ sự cố với vòi phun, mọi thứ đều hoạt động rất tốt", Rominger nhấn mạnh. "Vẫn còn quá sớm để kết luận điều gì đã xảy ra. Những sự cố ngoài ý muốn như vậy chính là lý do vì sao chúng ta cần các buổi thử nghiệm. Chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu để khắc phục vấn đề".
Northrop Grumman đang phát triển BrilliantA để thực hiện các nhiệm vụ thương mại và an ninh quốc gia. Đây là mẫu tên lửa ba giai đoạn, có cả phiên bản hạng trung và hạng nặng. Nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, BrilliantA sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2021 và bắt đầu hoạt động vào năm 2022.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
