Tên lửa SpaceX phát nổ trên bệ phóng

Chuyến bay lên quỹ đạo của tàu vũ trụ Starship có thể sẽ phải hoãn lại do vụ nổ bất ngờ xảy ra khi thử nghiệm động cơ hôm 12/7.


Vụ nổ trong thử nghiệm Booster 7 hôm 12/7 ở nhiều góc quay. (Video: NASA Spaceflight)

Thử nghiệm diễn ra lúc 4h20 (giờ Hà Nội) tại cơ sở của SpaceX ở Boca Chica, Texas, nơi hãng này dự định dùng để phóng tàu vũ trụ Starship lên quỹ đạo. Sau sự việc, SpaceX đã tạm thời đóng cửa bệ phóng để đảm bảo an toàn. Nhóm phụ trách cũng đang đánh giá thiệt hại, theo Elon Musk, CEO của công ty.

SpaceX phát triển hệ thống phóng Starship - Super Heavy nhằm đưa người và hàng hóa đến Mặt Trăng, thậm chí sao Hỏa. Hệ thống có thể tái sử dụng hoàn toàn, gồm tầng thứ nhất là tên lửa đẩy Super Heavy và tầng thứ hai là tàu Starship.

Tên lửa SpaceX phát nổ trên bệ phóng
. Vụ nổ xảy ra ngay sau khi các động cơ khai hỏa và khiến camera ghi hình bị rung lắc.

Thử nghiệm hôm qua được thực hiện với nguyên mẫu Booster 7 của Super Heavy. Tên lửa đẩy khổng lồ này trang bị 33 động cơ Raptor. Vụ nổ xảy ra ngay sau khi các động cơ khai hỏa và khiến camera ghi hình bị rung lắc. Booster 7 có vẻ không bị vỡ, nhưng khoảng hơn một tiếng sau vụ nổ, khói đen vẫn phun ra từ bệ phóng thử nghiệm.

Sự cố có thể liên quan đến loại nhiên liệu lạnh mà Starship dùng để cất cánh. "Nhiên liệu lạnh là một thách thức vì nó bốc hơi dẫn đến nguy cơ nổ nhiệt áp trong khí quyển chứa oxy như Trái đất", Musk viết trên mạng xã hội Twitter.

Tháng trước, Musk thông báo Starship sẽ sẵn sàng phóng trong tháng 7 sau khi được Cục quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cấp phép. Hôm 3/7, SpaceX chia sẻ ảnh chụp tổ hợp động cơ Raptor gần hoàn thiện trên Booster 7 (33 động cơ) và nguyên mẫu Starship S24 (6 động cơ). Tuy nhiên, sự cố trong cuộc thử nghiệm hôm 12/7 có thể khiến vụ phóng của Starship phải lùi lại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiết lộ bất ngờ từ người sửa kính viễn vọng

Tiết lộ bất ngờ từ người sửa kính viễn vọng "vượt thời gian"

Mọi thứ xảy ra ở đó mà bạn không thấy. Những con ma luôn bắt bạn, phải không? - The New York Times dẫn lời Giám đốc chương trình Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA Gregory L. Robinson.

Đăng ngày: 13/07/2022
Bạn có biết: Máu trong cơ thể phi hành gia chảy khác hẳn khi trong không gian

Bạn có biết: Máu trong cơ thể phi hành gia chảy khác hẳn khi trong không gian

Khi nhìn hình ảnh các phi hành gia trôi trong Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bạn có thể thấy diện mạo của họ có chút khác thường.

Đăng ngày: 12/07/2022
Cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng lớn nhất trong năm vào ngày 13/7

Cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng lớn nhất trong năm vào ngày 13/7

Vào 16h00 ngày mai 13/7, Mặt Trăng sẽ ở vào điểm gần Trái Đất nhất trong năm.

Đăng ngày: 12/07/2022
Tổng thống Mỹ công bố cửa sổ vào thế giới 13 tỉ năm trước

Tổng thống Mỹ công bố cửa sổ vào thế giới 13 tỉ năm trước

Hình ảnh đầy đủ màu sắc và rõ nét đầu tiên từ kính viễn vọng không gian James Webb 9 tỉ USD đã đem đến cho nhân loại cái nhìn chi tiết nhất về vũ trụ sơ khai - hơn 13 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 12/07/2022
Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ

Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ "thế giới bên kia"

30 năm trước, nhân loại đã phát hiện ra một báu vật vũ trụ vô giá mà không hay: Một hệ sao xung cực kỳ quý hiếm mang tên B1257 + 12, có thể sở hữu ít nhất 1 hành tinh khối lượng Trái Đất.

Đăng ngày: 12/07/2022
Trung Quốc xây hệ thống radar tầm xa nhất thế giới

Trung Quốc xây hệ thống radar tầm xa nhất thế giới

Một hệ thống radar quét không gian sâu độ nét cao đang được xây dựng ở Trùng Khánh có thể quan sát các tiểu hành tinh trong phạm vi 150 triệu km.

Đăng ngày: 12/07/2022
Boongke in 3D bảo vệ phi hành gia trên Mặt trăng

Boongke in 3D bảo vệ phi hành gia trên Mặt trăng

Công ty AI SpaceFactory thiết kế boongke in 3D trên Mặt Trăng có thể bảo vệ phi hành gia trước bức xạ, thiên thạch và động đất.

Đăng ngày: 11/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News