Tên lửa Starship mạnh nhất thế giới có thể phải nằm kho

Cơ hội để người Mỹ nhanh chóng quay trở lại Mặt Trăng đang giảm dần, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) sẽ không cấp phép phóng nếu như SpaceX không khắc phục các lỗi theo yêu cầu của cơ quan này.

Kết luận của FAA về vụ nổ trên chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của tên lửa Starship ngày 19/4 (giờ địa phương), quy định rằng 63 biện pháp khắc phục phải được SpaceX áp dụng trước khi có thể thực hiện chuyến bay tiếp theo. 

Điều này cho thấy chuyến bay thử nghiệm tới đây của SpaceX khó có thể xảy ra trước năm 2024. Trong khi đó, cả hai phần của tên lửa đã hoàn thành lắp ghép trên bệ phóng ngày 6/9.

Vụ thử nghiệm thất bại của Starship ngày 19/4, gây nhiều thiệt hại cho hệ thống phóng, SpaceX cũng phải giải quyết nhiều đơn kiện từ các tổ chức môi trường địa phương và đối mặt với cuộc điều tra của FAA, cơ quan chuyên quản lý các vụ phóng tên lửa tư nhân Mỹ.

Đầu tháng 9, ông chủ SpaceX, khẳng định trên mạng xã hội X: "Starship sẵn sàng cất cánh sau khi các kỹ sư thực hiện hàng nghìn cải tiến, trong đó có việc sửa đổi bệ phóng và xây dựng hệ thống thoát lũ hoàn toàn mới".

Tuy nhiên, điều đó đã không thuyết phục được FAA, cơ quan này vẫn yêu cầu SpaceX phải thực hiện đủ 63 biện pháp khắc phục để được giấy phép bay mới.

Thông cáo báo chí của FAA, tuyên bố Cục Hàng không Liên bang có đầy đủ thông tin sự kiện xảy ra ngày 19/4, yêu cầu SpaceX thực hiện 63 biện pháp nhằm tránh lặp lại những vấn đề xảy ra trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Tên lửa Starship mạnh nhất thế giới có thể phải nằm kho
Tên lửa Starship hoàn thành lắp ghép trên bệ phóng. (Ảnh: SpaceX).

Trong quá trình cất cánh, tên lửa đi chệch khỏi quỹ đạo dự kiến, khiến hệ thống an toàn bay tự động (AFSS) kích hoạt lệnh tự hủy của tên lửa. Lệnh này không có hiệu lực ngay lập tức. Ngoài ra, FAA ghi nhận lỗi cấu trúc của nền móng bệ phóng, gây ra thiệt hại đáng kể cho môi trường xung quanh. 

Song danh sách chi tiết gồm 63 sửa đổi theo yêu cầu của FAA vẫn chưa được công bố. Cơ quan này chỉ đề cập đến những cải thiện đối với bệ phóng nhằm ngăn rò rỉ nhiên liệu và cháy và một loạt các phân tích, thử nghiệm mới đảm bảo sự an toàn của bệ phóng, bao gồm cả phần mềm an toàn bay.

"FAA sẽ không cấp phép nộp đơn xin giấy phép bay mới đối với tên lửa Starship cho đến khi tất cả 63 biện pháp được thực hiện và tên lửa phải tuân thủ tất cả các yêu cầu quy định về an toàn và môi trường", đại diện cơ quan này cho biết.

Nếu như SpaceX không thể phóng trong thời gian tới đây, hai tầng của tên lửa sẽ được tháo ra và vận chuyển về nhà chứa để đảm bảo an toàn, cũng như tránh các ảnh hưởng từ thời tiết.

Đáng chú ý, tên lửa Starship sẽ được sử dụng phục vụ cho sứ mệnh Artemis III của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), đưa phi hành gia đến Mặt trăng và tương lai là chinh phục sao Hỏa.

Nếu kế hoạch thử nghiệm và phát triển của nó bị chậm lại, nhiều khả năng chương trình Artemis của NASA cũng sẽ phải kéo dài thời gian hơn so với dự kiến.

Tên lửa Starship gồm 2 tầng chính, một bộ tăng cường lực đẩy Super Heavy được trang bị 33 động cơ Raptor mạnh mẽ, tạo ra khoảng 16,5 triệu tấn lực đẩy khi cất cánh và tầng 2 của tên lửa có thể mang trọng tải gấp 10 lần tên lửa Falcon 9.

Starship được thiết kế để vận chuyển các thành viên phi hành đoàn, tàu vũ trụ, vệ tinh và hàng hóa đến các địa điểm trong Hệ Mặt trời.

Cả hai hệ thống này đều được thiết kế để có thể tái sử dụng hoàn toàn, đây là bước đột phá quan trọng mà ông chủ SpaceX Elon Musk nghĩ có thể giúp con người chinh phục sao Hỏa trong tầm tay. 

Starship sử dụng nhiên liệu là metan và oxy hóa lỏng, cả 2 loại nhiên liệu này đều có thể được sản xuất trên sao Hỏa nhằm cho phép Starship có thể phóng từ hành tinh Đỏ cũng như Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hố đen gần nhất chỉ cách Trái đất 150 năm ánh sáng

Phát hiện hố đen gần nhất chỉ cách Trái đất 150 năm ánh sáng

Kết quả mô phỏng cho thấy có 2 - 3 hố đen ẩn trong cụm sao Hyades nằm gần Trái đất hơn hai hố đen giữ kỷ lục trước đó.

Đăng ngày: 14/09/2023
Cách để xây dựng một

Cách để xây dựng một "siêu kính thiên văn" khổng lồ trên bề mặt Mặt trăng

Một kính thiên văn đặt trên bề mặt Mặt trăng sẽ cho phép con người thực hiện nhiều sứ mệnh khám phá vũ trụ một cách chi tiết hơn.

Đăng ngày: 14/09/2023
Hai loài người khác vừa

Hai loài người khác vừa "lên đường" ra vũ trụ

Chuyến tàu vũ trụ gây nhiều tranh cãi của Virgin Galactic đã hoàn thành, mang theo hóa thạch của một loài Vượn người phương Nam và một loài người cổ cùng chi Homo với chúng ta.

Đăng ngày: 14/09/2023
Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ

Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ

Từng vắng bóng trên " sân chơi" vũ trụ, Trung Quốc hiện là một trong số ít quốc gia đưa được người lên không gian và phóng tàu tới hành tinh khác.

Đăng ngày: 14/09/2023
Phi hành gia Mỹ lập kỷ lục ở lâu nhất trong vũ trụ

Phi hành gia Mỹ lập kỷ lục ở lâu nhất trong vũ trụ

Frank Rubio đã ở trên quỹ đạo thấp của Trái Đất hơn 355 ngày, phá kỷ lục về nhiệm vụ vũ trụ lâu nhất đối với phi hành gia Mỹ.

Đăng ngày: 13/09/2023
Rùng mình tàu vũ trụ châu Âu lao xuống, bốc cháy giữa trời

Rùng mình tàu vũ trụ châu Âu lao xuống, bốc cháy giữa trời

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa tiết lộ những hình ảnh cuối cùng về một tàu vũ trụ cỡ nhỏ của họ: Một cú lao rực lửa xuống bầu khí quyển Trái đất.

Đăng ngày: 12/09/2023
Nhà khoa học của NASA cho biết: Sự sống có thể đã tồn tại trên Mặt trăng!

Nhà khoa học của NASA cho biết: Sự sống có thể đã tồn tại trên Mặt trăng!

Mặt Trăng từng được cho là không thể ở được và không có sự sống, tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

Đăng ngày: 12/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News