Tên lửa thử nghiệm của SpaceX bốc cháy trên bệ phóng

Tên lửa Starhopper của SpaceX chìm trong biển lửa ngay trên bệ phóng và mức độ thiệt hại chưa được tiết lộ.

Ngọn lửa bùng lên từ đế của nguyên mẫu tên lửa Starhopper sau thử nghiệm động cơ trên bệ phóng ở cơ sở của SpaceX tại Boca Chica, Texas, Mỹ vào tối hôm 16/7. Đám cháy bắt nguồn từ một đám lửa nhỏ khi động cơ Raptor của tên lửa khai hỏa và tắt máy. SpaceX vẫn chưa lên tiếng về thiệt hại đối với tên lửa thử nghiệm.


Đám cháy bắt nguồn từ một đám lửa nhỏ khi động cơ Raptor của tên lửa khai hỏa và tắt máy.

Starhopper là phiên bản đầu của tên lửa Starship do SpaceX sản xuất. Mẫu tên lửa với động cơ đẩy khổng lồ mang tên "Super Heavy" được chế tạo để hiện thực hóa ước mơ của nhà sáng lập Elon Musk nhằm đưa 100 người tới các địa điểm bao gồm Mặt Trăng và sao Hỏa.

Starship sẽ được dùng như hệ thống tên lửa tái sử dụng toàn bộ, có nghĩa SpaceX muốn tên lửa có thể nhanh chóng cất cánh, tiếp đất và phóng lại, tương tự máy bay. Đây sẽ là bước tiến xa từ loạt tên lửa Falcon của SpaceX, hiện nay đang được tái sử dụng một phần. Tên lửa Falcon 9Falcon Heavy hạ cánh với bộ phận lớn nhất là tầng đẩy sau khi phóng. SpaceX cũng bắt đầu thu hồi chóp hình nón đắt đỏ ở đầu tên lửa. Việc thu hồi toàn bộ tên lửa có ý nghĩa quan trọng với mục tiêu tái sử dụng toàn bộ phương tiện của Musk.

SpaceX hoàn thành thử nghiệm đầu tiên với nguyên mẫu hồi tháng 4, sử dụng một trong những động cơ tên lửa Raptor thế hệ mới. Starhopper được chế tạo thực hiện các chuyến bay ngắn ở độ cao thấp nhằm kiểm tra công nghệ và sẽ bổ sung thêm động cơ Raptor theo thời gian. Dù thiết kế có thể thay đổi trong suốt quá trình thử nghiệm, SpaceX lên kế hoạch trang bị 7 động cơ Raptor cho phiên bản cuối cùng của tên lửa Starship bên cạnh 31 động cơ Raptor cho tầng đẩy Super Heavy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News