Tên lửa và đạn đạo có phải là một không?

Nhiều người cho rằng tên lửa và đạn đạo là hai cách gọi khác nhau của 1 loại vũ khí, vậy sự thực thì sao?

Tên lửa đẩy hoạt động không đúng thiết kế, Nga mất liên lạc với tàu vũ trụ chở hàng tiếp tế

Từ mấy trăm năm trước đã có tên lửa, còn đạn đạo thì chỉ xuất hiện khi đại chiến thế giới lần thứ hai sắp kết thúc.

Tên lửa là một vật bay lợi dụng chất khí do nó tự phụt ra để tạo ra phản lực đẩy nó tiến lên.

Khi phần đầu của tên lửa hiện đại mang chất nổ hoặc đầu đạn nguyên tử thì nó biến thành một loại vũ khí, còn nếu phần đầu lắp các máy móc dụng cụ nghiên cứu khoa học, nó là tên lửa thăm dò khí tượng.

Còn khi nó kết hợp với con tàu vũ trụ thì lại trở thành một phương tiện vận chuyển con tàu vũ trụ.

Đạn đạo xuất hiện vào lúc đại chiến thế giới lần thứ hai sắp kết thúc. Lúc đó trong cơn giãy giụa cuối cùng, phát xít Đức đã chế ra loại "vũ khí mới" lần lượt được gọi là "V-2" và "V-2". Hai loại vũ khí này đã từ lục địa châu Âu vượt qua eo biển nước Anh không kích vào Luân Đôn.

Trên thực tế chúng là những quả bom, chỉ có điều là loại bom này lại mang trên mình động cơ và hệ thống dẫn đường để có thể trong tình huống không có người lái vẫn tự động bay tới mục tiêu để oanh tạc.

Vì thế loại vũ khí này được người ta gọi là "đạn đạo", có nghĩa là nói nó có thể khống chế và dẫn đường quả đạn.

Cho nên đạn đạo đòi hỏi phải lắp động cơ, nó có thể lợi dụng động cơ tên lửa, cũng có thể lợi dụng các động cơ phản lực không khí khác. Phần lớn đạn đạo đều dùng động cơ tên lửa vì thế có một số người đã gọi lẫn hai danh từ tên lửa và đạn đạo. Thực ra nên phân biệt chúng.

Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao – Vũ trụ thần bí", NXB Hồng Đức.

Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/04/2025
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News