Thác Cam Ly bốc mùi hôi
Danh thắng xếp hạng quốc gia thác Cam Ly đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng những ngày qua. “Chân dung” của thác giờ phần lớn trơ trọi đá, trong khi phần hẹp có nước thì lượng nước đổ xuống ít ỏi và ô nhiễm, mùi hôi thối phủ khắp, tỏa lên cả đường phố bên trên.
Từ đó, hồ hứng nước ngay dưới chân thác trở thành một bể tích tụ, chứa bọt ô nhiễm khổng lồ.
Thác Cam Ly sủi trắng bọt ô nhiễm - Ảnh: Nguyễn Hàng Tình
Khung cảnh tiêu điều ở đầu thác - Ảnh: Nguyễn Hàng Tình
Theo ông Phạm Xuân Sinh - giám đốc khu du lịch thác Cam Ly (thuộc Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt), toàn bộ nguồn nước đổ về thác hiện đều là nước cống, nước thải đô thị từ khắp thành phố Đà Lạt. Trong khi đó, hồ Xuân Hương đang tập trung tích nước (suốt năm qua hồ này không có nước vì xây lại cầu Ông Đạo và nạo vét hồ) nên nước suối tự nhiên không thể chảy về thác Cam Ly.
Ông Sinh xác nhận, hiện hằng ngày vẫn tổ chức bán vé nếu du khách muốn vào tham quan thác. Sao không đóng cửa thác để khỏi ảnh hưởng đến hình ảnh chung của xứ du lịch Đà Lạt, đợi khi có nước suối tự nhiên về hãy khai thác du lịch, “bán hàng” xứng đáng cho du khách? Ông Sinh trả lời: “Đóng thác sẽ thành chuyện lớn và việc đó bản thân tôi không có thẩm quyền. Thắng cảnh quốc gia thì phải kinh doanh, chúng tôi phải... tận thu”. Ông Sinh nói khách vào khu du lịch thác Cam Ly không chỉ ngắm dòng nước đổ xuống thác mà còn đi dạo chơi xung quanh, ngắm cây cối, cưỡi ngựa...
Ông Sinh cũng cho biết, hiện Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt đang tiến hành cho xây một đập cao su ngay trên đầu thác để tích trữ nước cùng lúc xử lý mùi hôi tanh, trong tương lai sẽ xây dựng một hồ tích nước rộng 5ha về phía hạ lưu thác, từ đó dùng máy hút nước ngược lên phía đầu thác rồi đổ xuống để thác luôn có nước vào mùa khô.
Về đặc điểm tự nhiên, suối Cam Ly và thác Cam Ly là dòng suối lớn chính, vùng hạ lưu xương sống của đô thị Đà Lạt, mọi con suối hay cống rãnh... đều đổ về đây. Thác Cam Ly được xếp hạng di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia từ năm 1998. Hiện mỗi năm có 3 triệu lượt du khách đến Đà Lạt, trong đó có 150.000 lượt khách ghé thác Cam Ly.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
