Thác Victoria cao 100m gần cạn khô vì biến đổi khí hậu

Thác Victoria nằm ở biên giới Zambia và Zimbabwe được xem là một trong những thác nước lớn và đẹp nhất thế giới, nhưng giờ đây nó có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu.

Trong nhiều thập kỷ, thác Victoria nổi tiếng thế giới vì sự hùng vĩ của nó. Bắt nguồn từ sông Zambezi của miền Nam châu Phi, khi tới hẻm núi Victoria Falls ở biên giới Zambia-Zimbabwe, nước đổ xuống 100 m tạo nên khung cảnh choáng ngợp. Vẻ đẹp của thác Victoria đã thu hút hàng triệu khách du lịch đến với Zimbabwe và Zambia.

Nhưng đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ đã làm thác nước chảy xuống thành tia nhỏ, gióng lên hồi chuông về biến đổi khí hậu có thể giết chết một trong những điểm du lịch nổi tiếng, theo Reuters.

Thông thường, thác nước chảy yếu hơn vào mùa khô nhưng các quan chức cho biết năm nay, lượng nước đổ xuống đã giảm chưa từng có.

“Những năm trước, khi vào mùa khô nó không đến mức này. Đây là lần đầu chúng tôi chứng kiến thác nước như này”, Dominic Nyambe, người có cửa hàng bán quà lưu niệm ở Livingstone, gần thác nước, cho biết.

“Nó ảnh hưởng đến chúng tôi, bởi vì du khách có thể nhìn thấy trên mạng (thác nước thành tia) và không muốn đến nữa”.

Thác Victoria cao 100m gần cạn khô vì biến đổi khí hậu
Du khách đi bộ qua cây cầu để chiêm ngưỡng "tia Victoria", nơi từng là thác nước hùng vĩ bậc nhất thế giới, hôm 5/12. (Ảnh: Reuters).

Khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại Madrid cho COP25 để thảo luận về cách ngăn chặn sự nóng lên thảm khốc do khí thải nhà kính do con người gây ra, miền Nam châu Phi phải hứng chịu một số tác động tồi tệ nhất: mất nước và mất mùa. Khoảng 45 triệu người cần viện trợ lương thực vì vụ mùa thất bát.

Zimbabwe và Zambia đã bị cắt điện vì các nước này phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy thủy điện tại đập Kariba nằm trên sông Zambezi ở thượng nguồn của thác nước.

Kỳ quan thiên nhiên dài hàng km này giờ trơ đá, lượng nước chỉ đổ xuống như bao nơi khác.

Theo ghi nhận của cơ quan quản lý sông Zambezi, lưu lượng nước hiện nay ở mức thấp nhất kể từ năm 1995 và dưới mức trung bình trong nhiều năm.

Tổng thống Zambia Edgar Lungu gọi đây là “lời nhắc nhở nghiêm túc về những gì biến đổi khí hậu đang gây ra cho môi trường của chúng ta”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Áo len Giáng sinh là thủ phạm gây ra ô nhiễm đại dương

Áo len Giáng sinh là thủ phạm gây ra ô nhiễm đại dương

Hầu hết áo len Giáng sinh được làm từ vải sợi nhựa và điều này có khả năng góp phần gây ô nhiễm nhựa trên các đại dương toàn cầu.

Đăng ngày: 09/12/2019
Gạch từ rác thải nhựa có thể kết nối không cần vữa

Gạch từ rác thải nhựa có thể kết nối không cần vữa

Một chàng trai trẻ Ấn Độ đã tìm ra giải pháp thay thế các lò gạch truyền thống bằng cách tạo ra gạch từ rác thải nhựa rẻ hơn và không ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, những viên gạch có thể kết nối với nhau không cần vữa.

Đăng ngày: 06/12/2019
Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học

Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học

Hằng năm có đến hơn năm mươi triệu tấn xoài được trồng trọt trên khắp thế giới, nhưng đến nay, vỏ của chúng thường bị bỏ đỉ hoặc rất ít được sử dụng.

Đăng ngày: 06/12/2019
Sông băng trên núi New Zealand chuyển màu đỏ

Sông băng trên núi New Zealand chuyển màu đỏ

Nạn cháy rừng nghiêm trọng hoặc bão bụi mạnh ở Australia có thể là nguyên nhân khiến các sông băng chuyển màu khác thường.

Đăng ngày: 06/12/2019
Bão số 7 giật cấp 13, đang tiến gần vào quần đảo Trường Sa

Bão số 7 giật cấp 13, đang tiến gần vào quần đảo Trường Sa

Hồi 04 giờ ngày 05/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 410km về phía Bắc Đông Bắc.

Đăng ngày: 05/12/2019
Bão Kammuri đi vào biển Đông, trở thành cơn bão thứ 7 trong năm nay

Bão Kammuri đi vào biển Đông, trở thành cơn bão thứ 7 trong năm nay

Hồi 07 giờ ngày 04/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,1 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 480km về phía Đông Đông Bắc.

Đăng ngày: 04/12/2019
Hóa ra xe điện cũng làm ô nhiễm môi trường: Làm sao để xử lý hết được pin thải?

Hóa ra xe điện cũng làm ô nhiễm môi trường: Làm sao để xử lý hết được pin thải?

Thiếu đi khâu tái chế, pin thải của những chiếc xe điện có thể biến thành một núi rác.

Đăng ngày: 03/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News