Thái Lan huy động máy bơm cứu Bangkok

Chính quyền Bangkok hôm qua huy động một lượng bơm lớn nhằm thực hiện mục tiêu bơm nước lũ khỏi các đường chính ở Bangkok trong hai tuần tới.

"Chúng tôi cần nửa tháng để bơm nước ra khỏi các trục đường chính và một tháng để xả lũ từ các vùng bị ngập", Bangkok post dẫn lời thống đốc Bangkok Sukhumbhand Paribatra.


Hai người dân lái xe máy trên một con đường bị
ngập nặng ở quận Lat Phrao, Bangkok. (Ảnh: AFP)

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Trung tâm Điều hành Thoát lũ Thái Lan (FROC) gửi 24 máy bơm cho Cục quản lý đô thị Bangkok (BMA) theo yêu cầu của thống đốc nhằm hợp tác đối phó với lũ. Ông Sukhumbhand đã cảm ơn FROC vì sự hợp tác này bởi trước đó, hai bên mâu thuẫn lẫn nhau trong việc huy động máy bơm và mở cổng xả lũ. Số lượng máy bơm được bổ sung sẽ làm tăng gấp đôi nguồn lực của BMA để rút nước khỏi phía đông Bangkok.

Cục thủy lợi Hoàng gia (RID) cũng đáp lại yêu cầu từ ông Sukhumbhand để hỗ trợ bơm cho Bangkok. Cơ quan này hôm qua đã bắt đầu bàn giao 16 trong số 20 bơm cho trạm bơm nước Khlong Saen Saep ở quận Nong Chok. Đây là giải pháp nhằm ngăn lượng nước từ tỉnh lân cận Chachoengsao tràn vào quận. Bốn máy bơm còn lại sẽ được để dành cho trường hợp cần thay thế khi các máy bơm khác hoạt động suốt ngày đêm.

Mực nước ở các vùng phía đông Bangkok vẫn đang tăng lên từng ngày. FROC dự kiến sẽ đóng ba cổng xả lũ Khlong 8, 9, 10 để giảm lượng nước từ tỉnh Pathum Thani đổ vào từ phía đông thủ đô. Việc đóng cổng xả lũ trước đó đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân quận Lam Luk Ka của Pathum Thani. Dân ngoại ô lo sợ việc đóng cổng xả lũ để cứu Bangkok sẽ làm nghiêm trọng thêm tình hình ngập lụt ở khu vực này. Tuy nhiên, hai bên đã đạt được sự đồng thuận sau khi RID hứa triển khai thêm 27 máy bơm giúp xả lũ khỏi Lam Luk Ka.


Sơ đồ kênh thoát nước ở Bangkok. (Ảnh: Bangkok post)

Trong khi đó, hôm qua, thống đốc Sukhumbhand tiếp tục ra lệnh sơ tán ở nhiều quận trung tâm Bangkok. Hiện tại, đã có 11 quận ở thủ đô Thái Lan nằm trong diện sơ tán dân cư. Một số quận khác cũng trong tình trạng sẵn sàng sơ tán.

Nước lũ hiện từ ngoại ô phía bắc vẫn đang tiến sâu vào vùng trung tâm Bangkok, gây ngập trước trung tâm thương mại Big C và trụ sở của hãng hàng không Thai Airway. Ở phía tây, nước lũ ở một số đường đã dâng cao một mét và bao vây bệnh viện Bangphai, hiện đã đóng cửa cho đến 16/11 tới. Ở phía đông, nước đã chạm đến khu công nghiệp Bangchan.

Chính phủ Thái Lan cho biết 6km đầu tiên trong đê chắn lũ bằng bao cát dài 18km, kéo dài từ kênh Khlong Prem Prachakorn, cắt qua đường Vibhavadi Rangsit, đến vùng phía bắc của sân bay Don Mueang, đã gần hoàn thành. Khi 18km đê bao được hoàn tất, nó sẽ làm giảm hơn 60% lượng nước đổ vào Bangkok, tạo điều kiện để bơm nước ra khỏi thủ đô.

Đợt lũ lụt kéo dài ba tháng qua đã ảnh hưởng đến 25 tỉnh thành của Thái Lan, trong đó có Bangkok. Tổng số người thiệt mạng hiện đã tăng vọt lên 506 người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News