Thăm dò dầu khí theo dấu vết loài giun biển

Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Sinh vật không xương sống biển thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông (Nga) đã phát hiện rằng những con giun biển pogonophore có thể "mách nước" trong việc thăm dò dầu mỏ và khí đốt dưới đáy biển. Các nhà khoa học đã công bố công trình nghiên cứu của mình trên trang web của trường.

Thăm dò dầu khí theo dấu vết loài giun biển
Các khu vực có giun biển pogonophore sinh sống chính là nơi có triển vọng để tìm kiếm dầu và khí đốt.

Trưởng phòng thí nghiệm Vladimir Malakhov nói về những đặc thù cấu trúc của loài giun biển, trong đó chỉ ra khả năng sử dụng chúng như các dấu hiệu chỉ báo các mỏ dầu khí. Theo ông, khi ở dưới nước biển sâu, cơ thể của những sinh vật không xương sống này có một cơ quan đặc biệt nơi tồn tại loài vi khuẩn chemosynthetic chuyên tiến hành oxy hóa khí metan. Nhà khoa học cho biết quá trình này diễn ra cùng với việc tạo ra năng lượng được sử dụng để tổng hợp các chất hữu cơ.

"Quá trình đó tương tự như quang hợp, nhưng năng lượng được sinh ra không phải do ánh sáng mặt trời mà do oxy hóa metan, cần thiết cho cuộc sống của giun biển pogonophore ở nồng độ khá cao - không ít hơn 1ml trên mỗi lít bùn đất. Điều này cho phép chúng ta kết luận rằng các khu vực có giun biển pogonophore sinh sống chính là nơi có triển vọng để tìm kiếm dầu và khí đốt" - Vladimir Malakhov kết luận.

Theo khẳng định của các nhà nghiên cứu, có thể dễ dàng phát hiện thấy loài giun biển pogonophore sinh sống nhiều ở những nơi đang khai thác dầu và khí đốt, ví dụ tại vùng biển Bắc và Barents.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Trí tuệ nhân tạo hiểu được cử động môi

Trí tuệ nhân tạo hiểu được cử động môi

Nghiên cứu mới nhất cho thấy máy tính có thể hiểu tới hơn 90% những điều được nói chỉ bằng cách quan sát cử động môi mà không cần nghe âm thanh.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tesla cung cấp điện mặt trời cho cả quần đảo Samoa

Tesla cung cấp điện mặt trời cho cả quần đảo Samoa

Sau khi thâu tóm hãng SolarCity, tập đoàn Tesla công bố dự án năng lượng lớn: cung cấp điện cho cả hòn đảo Ta'u ở quần đảo Samoa thuộc Mỹ từ năng lượng mặt trời.

Đăng ngày: 25/11/2016
Cần gì smartphone nữa? Quần áo nay cũng biến thành màn hình được

Cần gì smartphone nữa? Quần áo nay cũng biến thành màn hình được

Các nhà khoa học Hàn Quốc đang phát triển một loại màn hình OLED đặc biệt có thể nhúng trên chất liệu vải.

Đăng ngày: 25/11/2016
Nguồn gốc hình thành siêu ngân hà trong vũ trụ

Nguồn gốc hình thành siêu ngân hà trong vũ trụ

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển thuật toán được cho là có khả năng nhận diện các đặc điểm của tội phạm trên khuôn mặt đối tượng với tỷ lệ chính xác gần 90%.

Đăng ngày: 24/11/2016
Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới

Vũ khí quân sự là 1 phương diện phản ánh sức mạnh quốc phòng, đồng thời thể hiện tiềm lực của 1 quốc gia.

Đăng ngày: 24/11/2016
Hệ thống giảm xóc siêu bền lấy ý tưởng từ bọ giáp sắt, xe cán mìn vẫn không hỏng

Hệ thống giảm xóc siêu bền lấy ý tưởng từ bọ giáp sắt, xe cán mìn vẫn không hỏng

Để tăng khả năng chống chịu trước các vụ nổ cho phương tiện quân sự, BAE Systems đã tìm kiếm câu trả lời từ loài bọ cứng nhất trong thế giới tự nhiên - bọ giáp sắt (ironclad beetle).

Đăng ngày: 24/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News