Thảm họa có sức tàn phá lớn sắp giáng xuống châu Âu: Điều các chuyên gia "thấp thỏm" đã thành hiện thực!

Châu Âu có thể sẽ lại trải qua hạn hán trong năm nay.

Tờ Euro News đưa tin, châu Âu ghi nhận tháng 1 nóng thứ 3 trong lịch sử vào đầu năm nay.

Tháng 1 nóng nực này xuất hiện sau năm 2022 - đây là năm nóng kỷ lục thứ 2 đối với Ý, Tây Ban Nha, Anh và Pháp. Hiện tại, lượng mưa và lượng tuyết rơi ít ở các khu vực này đồng nghĩa với việc nhiều nơi tại châu Âu sẽ phải đối mặt với nguy cơ về hạn hán và tác động của nó đối với nông nghiệp, nguồn nước và việc sản xuất năng lượng.

Hạn hán ở Ý, Pháp

Thảm họa có sức tàn phá lớn sắp giáng xuống châu Âu: Điều các chuyên gia thấp thỏm đã thành hiện thực!
Venice khô hạn. (Ảnh: AP).

Nhiều tuần không có mưa hoặc tuyết đã làm dấy lên lo ngại rằng Ý có thể phải đối mặt với một năm hạn hán nữa sau thời tiết khô hạn vào mùa hè năm ngoái. Các sông hồ thiếu nước trầm trọng, nhất là ở phía bắc đất nước. Các nhà khoa học cho biết dãy núi Alps đã nhận được ít hơn một nửa lượng tuyết rơi bình thường vào thời điểm này trong năm và thấp hơn 63% ở lưu vực sông Po. Mực nước trên các sông hiện thấp hơn 3,3m so với điểm hạn thông thường. Trường hợp này ít khi xảy ra ngay cả trong những tháng hè.

Ở Venice, nơi người ta thường chỉ bận tâm về lũ lụt thì hiện tại, mức thủy triều thấp bất thường đã kiến những chiếc thuyền không thể di chuyển qua các con kênh trên thành phố.

Thảm họa có sức tàn phá lớn sắp giáng xuống châu Âu: Điều các chuyên gia thấp thỏm đã thành hiện thực!
Hạn hán tại Pháp (Ảnh: AFP)

Pháp trải qua số ngày kỷ lục không có mưa trong mùa đông này.

Pháp đã ghi nhận đợt khô hạn kéo dài 31 ngày không mưa. Trên toàn quốc, lượng mưa chưa đến một milimet mỗi ngày kể từ ngày 21 tháng Giêng.

Mùa đông thường là thời điểm lượng mưa quan trọng bổ sung nguồn cung cấp nước. Nhưng số ngày không có mưa "chưa từng thấy" trước đây vào thời điểm này trong năm được ghi nhận từ năm 1959, Meteo France cho biết.

Đầu tháng 2, tỉnh Bouches-du-Rhône ở đông nam nước Pháp được đặt trong tình trạng báo động hạn hán cao với 17 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.

Các quan chức cho biết vào ngày 9 tháng 2 rằng "năm 2022 được đánh dấu bằng nhiệt độ cao" và lượng mưa thiếu hụt 33%. Tình hình khí tượng hiện nay đã dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng nước cho cư dân.

Các con sông sẽ bị tàn phá nghiêm trọng

Thảm họa có sức tàn phá lớn sắp giáng xuống châu Âu: Điều các chuyên gia thấp thỏm đã thành hiện thực!
Mực nước sông ở Anh xuống rất thấp. (Ảnh: Guardian).

The Guardian đưa tin, mực nước trên khắp nước Anh đã ở mức thấp kỷ lục và các con sông có khả năng bị "tàn phá" bởi dữ liệu mới dự báo thời tiết khô hạn sẽ diễn ra trên diện rộng cho đến ít nhất là tháng 5.

Các nhà vận động xã hội cho biết, chính phủ và các công ty cấp nước đã không hành động đủ để bảo tồn nguồn cung cấp nước bằng cách xây dựng các hồ chứa và khắc phục tình trạng rò rỉ bởi lượng mưa thấp trong nhiều tháng có thể khiến cho một số khu vực cạn kiệt nước.

Dự báo hàng tháng từ Trung tâm Sinh thái và Thủy văn Anh cảnh báo rằng, tình trạng khô hạn kéo dài có nhiều khả năng xảy ra và các dòng sông đã phải gánh chịu thiệt hại.

Mực nước ngầm cũng là một thước đo quan trọng để xác định tình trạng hạn hán. Báo cáo dự đoán mực nước ở nhiều khu vực sẽ thấp: "Mực nước ngầm có thể ở mức bình thường đến dưới mức bình thường trên hầu hết nước Anh và xứ Wales trong ba tháng tới".

Mark Lloyd, giám đốc điều hành của Rivers Trust, cho biết hạn hán có thể sẽ "tàn phá" các con sông nếu lại tiếp tục xảy ra năm thứ 2 liên tiếp. Ông cho biết: "Dữ liệu này làm rõ điều mà nhiều người trong chúng tôi làm việc trong lĩnh vực môi trường đã nghi ngờ suốt mùa đông. Nối tiếp cùng với hạn hán năm ngoái ở nhiều khu vực, các nguồn nước vẫn chưa được cải thiện thì một mùa hè khô nóng khác lại có thể xảy ra".

Ông cho biết, tình trạng hạn hán lặp đi lặp lại hàng năm sẽ tàn phá các dòng sông. Ông nói với Guardian: "Tôi đã dự đoán với Guardian điều này 6 tháng trước. Nhưng chính phủ và các công ty nước không lắng nghe".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thước phim đầu tiên hé lộ tảng băng trôi rộng 1.550km2

Thước phim đầu tiên hé lộ tảng băng trôi rộng 1.550km2

Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh hôm 13/3 công bố thước phim đầu tiên về tảng băng trôi khổng lồ tách khỏi thềm băng Brunt hồi tháng 1/2023.

Đăng ngày: 17/03/2023
Khám phá hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh ở Namibia

Khám phá hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh ở Namibia

Namibia- Hồ nước trong hang Hơi thở rồng rộng khoảng 2 ha, sâu hơn 200 m, nước trong vắt và vẫn có các sinh vật sống.

Đăng ngày: 16/03/2023
Vết nứt lớn bất ngờ xuất hiện trên vách đá Seven Sisters

Vết nứt lớn bất ngờ xuất hiện trên vách đá Seven Sisters

Nhà chức trách Anh một lần nữa cảnh báo người dân tránh xa các rìa và chân vách đá ở East Sussex sau khi vết nứt lớn xuất hiện.

Đăng ngày: 16/03/2023
Biến phế phẩm trở thành công cụ bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn

Biến phế phẩm trở thành công cụ bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn

Vỏ dừa là phế phẩm lớn nhất của những vùng trồng dừa, nhưng chúng có thể trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ bờ biển, đồng thời tạo ra một lớp màu mỡ để thực vật sinh trưởng.

Đăng ngày: 16/03/2023
Lộ diện quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới

Lộ diện quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới

Kết quả khảo sát được công bố hôm 14/3 cho thấy thành phố Lahore ở Pakistan đã leo 10 bậc để trở thành nơi có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới vào năm 2022, Reuters đưa tin.

Đăng ngày: 16/03/2023
Nghiên cứu mới cho thấy, gỗ có chức năng chống biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho thấy, gỗ có chức năng chống biến đổi khí hậu

Việc ra đời các vật liệu xây dựng bền vững có ý nghĩa thiết thực, giải quyết lượng khí thải CO2 ngày càng tăng do dùng nguyên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 15/03/2023
Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% sau vụ cháy rừng

Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% sau vụ cháy rừng "Mùa hè đen tối"

Đây là nghiên cứu do nhà hóa học khí quyển Susan Solomon thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thực hiện.

Đăng ngày: 15/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News