Thảm họa Fukushima khiến đại dương nhiễm xạ nghiêm trọng

Vụ nhà máy Fukushima I bị sóng thần/động đất tàn phá hồi tháng 3 đã đổ chất caesium 137 vào biển rất nhiều và đây là vụ ô nhiễm phóng xạ hạt nhân ở đại dương lớn nhất từ trước đến nay - Viện An toàn Hạt nhân của Pháp (IRSN) kết luận.

Theo nghiên cứu vừa được IRSN công bố, từ ngày 21/3 đến giữa tháng 7 đã có 27,1 peta bequerel của chất phóng xạ caesium 137 tuôn vào biển. (Peta bequerel là đơn vị đo phóng xạ. Một peta becquerel bằng một triệu tỉ bequerel, trên mức thang từ 1 đến 15 của thang do phóng xạ nguyên tử thì mức này đứng hạng 10).


Bờ biển Nhật Bản sau trận động đất mạnh 9,0 gây sóng thần khủng khiếp.

Trong thông cáo báo chí, IRSN cho biết “đây là lượng phóng xạ nguyên tử do con người gây ra lớn nhất từ trước đến nay vào môi trường hải dương”. Nhưng rất may, các dòng hải lưu của đại dương đã làm phân tán rất nhiều lượng phóng xạ này.

Caesium là một thành tố nguyên tử tan biến rất chậm, phải mất 30 năm mới giảm phân nửa tính phóng xạ của nó.

Ngoài ra, IRSN còn phát hiện chất phóng xạ iodine 131 cũng đã tràn vào biển rất nhiều, nhưng không phải là mối đe doạ lớn vì chỉ mất có 8 ngày là giảm ngay 50% mức hoạt động.

Theo IRSN, cho dù các dòng hải lưu đã phân tán caesium 137 khá mạnh, mức độ của nó vẫn tồn tại là 0,004 becquerel trong mỗi lít nước biển của Thái Bình Dương, tức cao gấp đôi so với thập niên 1960.

IRNS tuyên bố sẽ duy trì hoạt động giám sát sự sống của sinh vật ở vùng biển ven Fukushima do mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của vùng biển này có thể còn tăng hơn khi lượng nước biển có chứa phóng xạ từ nhà máy bị hư hại vẫn tiếp tục đổ vào đại dương.

Hôm 27/10, Nhóm chuyên gia Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản xác nhận công tác thu hồi nhiên liệu bị nóng chảy của tổ máy số từ số 1 đến số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I cần phải 10 năm mới có thể khởi động, còn muốn ngừng hoạt động toàn bộ 3 lò phản ứng này cần phải mất vài chục năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News