Thảm họa hạt nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cảnh báo, những vụ tai nạn hạt nhân tầm cỡ như Chernobyl và Fukushima Dai-ichi rất có thể tiếp tục xảy ra, vì vậy, cần có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ.
Tại cuộc họp diễn ra ở Kiev (Ukraina) hôm 20/4 vào thời điểm thảm họa Chernobyl xảy ra 25 năm trước, ông Ban Ki-moon và nhiều chuyên gia khác cho hay, sự phát triển mạnh của các nhà máy điện hạt nhân là điều không thể tránh khỏi trong một thế giới “đói” năng lượng như hiện nay.
“Đối với nhiều nước, điện hạt nhân có vẻ khá sạch và là lựa chọn hợp lý khi các nguồn năng lượng khác ngày càng hiếm. Nhưng những số liệu lịch sử đỏi hỏi chúng ta phải đặt câu hỏi: Chúng ta đã tính toán chính xác chi phí và rủi ro hay chưa? Chúng ta đã làm mọi việc có thể để đảm bảo an toàn cho người dân hay chưa. Không may là chúng ta không thể nhìn thấy thêm nhiều thảm họa như thế nữa”, ông Ban Ki-moon phát biểu.
Trong chuyến thăm ngắn tới địa điểm vụ nổ cách thủ đô Ukraina 100km về phía Bắc, ông Ban Ki- moon đề xuất một chiến lược cải thiện an ninh hạt nhân khắp thế giới, trong đó có việc củng cố Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và chú ý hơn tới “mối quan hệ giữa thảm họa thiên nhiên và an toàn hạt nhân”.
Đề cập tới cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật, ông Ban Ki- moon nhận định: “Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều sự kiện thời tiết bất thường. Nguy cơ dễ bị tổn thương của chúng ta sẽ tiếp tục tăng”.
“Nhiều nước sẽ tiếp tục coi điện hạt nhân là lựa chọn quan trọng cho tương lai, và đó là lý do tại sao chúng ta phải làm hết sức để đảm bảo an toàn”, Yukiya Amano, giám đốc IAEA phát biểu tại địa điểm lò phản ứng đã nổ 25 năm trước.
Vụ nổ Chernobyl gây ra nhiều thảm họa với con người và môi trường. (Nguồn: Green Peace)
Giờ đây, công việc xây dựng nhà che (được thiết kế tồn tại trong 100 năm, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2015) quy mô lớn cho tòa nhà chứa lò phản ứng đã bắt đầu được triển khai tại địa điểm này, nhưng vốn xây dựng cho công trình vẫn thiếu.
Được biết, một hội nghị các nhà tài trợ quốc tế vừa diễn ra hôm 19/3 tại Kiev nhằm huy động 1,1 tỷ USD để xây nhà che và một cơ sở lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng tại các lò phản ứng đã dừng hoạt động của nhà máy.
Tuy nhiên, các nước tham gia chỉ cam kết viện trợ 798 triệu USD vì họ đang đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế.
Vụ nổ Chernobyl vào ngày 26/4/1986 tạo nên một đám mây phóng xạ bao trùm khu vực rộng lớn của châu Âu, khiến hàng trăm nghìn người ở những nơi bị ô nhiễm nặng phải từ bỏ nhà cửa. Khu vực bán kính 30km giờ vẫn không có người ở, trừ một số công nhân nhà máy phải thay nhau làm việc và một vài người dân địa phương vẫn quyết định về nhà, bất chấp lời cảnh báo của chính quyền.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
