Thảm họa khi siêu núi lửa New Zealand phun trào
Đồ họa mô phỏng cho thấy nếu siêu núi lửa ở vịnh Hauraki của New Zealand phun trào, toàn bộ thành phố gần nhất sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
Giáo sư Colin Wilson, nhà núi lửa học người New Zealand, chia sẻ hình ảnh mô phỏng quá trình siêu núi lửa khổng lồ xóa sổ một thành phố lớn khi phun trào, Mirror đưa tin. Trong video, vụ nổ lớn từ dưới mặt nước khiến gạch vụn và tro bụi bay vọt vào không trung, đồng thời tạo ra cơn sóng mạnh cuộn trào về phía thành phố Auckland.
Kịch bản siêu núi lửa ở New Zealand phun trào. (Video: Bảo tàng Auckland).
Đoạn video được giáo sư Wilson tạo ra trong khi nghiên cứu những nguy cơ đối với New Zealand nếu một vụ phun trào núi lửa xảy ra. Ông phát hiện núi lửa trên đảo Rangitoto ở vịnh Hauraki phun trào sẽ phá hủy mọi thứ trong bán kính 2,5km và cản trở nghiêm trọng mạng lưới giao thông.
"Công nghệ 3D cao cấp và hiệu ứng hạt được kết hợp với phông nền, tạo ra bản phối cảnh thực tế về thảm họa", giáo sư Wilson cho biết.
Video được Bảo tàng Auckland chia sẻ sau khi giáo sư Wilson nhận huy chương Rutherford cho công trình nghiên cứu trong ngành núi lửa học. Ông đã dành gần 4 thập kỷ nghiên cứu các siêu núi lửa ở hồ Taupo của New Zealand và Yellowstone ở Mỹ.
Núi lửa trên đảo Rangitoto ở vịnh Hauraki phun trào sẽ phá hủy mọi thứ trong bán kính 2,5km.
Sự kiện phun trào gần đây nhất ở New Zealand là núi lửa Oruanui thức giấc, tạo ra hồ Taupo cách đây hơn 25.000 năm. Các chuyên gia cho biết nếu xảy ra ngày nay, âm thanh từ vụ phun trào có thể nghe thấy ở Australia và tro bụi sẽ lan xa tới Nam Cực.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
