Thảm hoạ từ một túi nước khổng lồ trên núi Mont Blanc

3.000 người dân tại thung lũng Saint- Servais vừa được thông báo về nguy cơ một túi nước khổng lồ  nằm dưới một lớp băng ở độ cao 3200m thuộc núi Mont Blanc - phía đông nam nước Pháp - có thể sẽ vỡ và tràn xuống thung lũng.

Tháng 7-2010, phòng thí nghiệm Băng và Địa ký mội trường Grenoble (Laboratory of Glaciology and Geophysical Environment) đã thông báo về việc phát hiện một túi nước chứa 65.000m3  (bằng thể tích của 20 cái bể bơi Olympic) nằm dưới dòng sông băng Tête- Rousse  có nguy cơ sẽ vỡ và tràn xuống thung lũng phía dưới.

Chính quyền địa phương vùng Saint- Servais (Haute Savoie) đã thông báo cho người dân và tiến hành ngay kế hoạch khẩn cấp để tránh thảm hoạ này.

Một hệ thống khoan nhiệt sẽ khoan xuống lớp băng dày 40m để đưa 3 ống bơm hút nước từ túi nước và xả ra ngoài với tốc độ 50m3/ giờ. Nếu cả ba thiết bị này hoạt động liên tục 24/24, sẽ mất ít nhất là 20 ngày để hoàn tất việc hút nước và sẽ kết thúc chậm nhất là vào tháng 10. Cuối buổi chiều thứ tư vừa rồi, công việc đã được bắt đầu. Chi phí cho hệ thống xử lý này là 2.000.000 euro.

"Chúng tôi sẽ theo dõi liên tục tình hình của túi nước này bằng các  báo cáo trực tiếp và hệ thống GPS” Christain Vincent - nhà băng hà học cho biết. "Nếu túi nước bị vỡ, hệ thống báo  động sẽ cảnh báo người dân để sơ tán tới nơi trú ẩn đã được chuần bị trước“.

Năm 1892, thảm hoạ từ nguyên nhân vỡ túi nước dưới lớp băng tương tự như lần này đã làm chết 175 người dân tại đây.

Tháng 7-2010: Phát hiện túi nước dung tích 65.000m3 dưới lớp băng dày 40m (cách thung lũng St- Servais 20km)

Bước 2: Máy hút nước sẽ hút nước ra với tốc độ 50m3/giờ

Hệ thống theo dõi gồm: Người theo dõi trực tiếp tại hiện trường, hệ thống định vị GPS và hệ thống báo động nếu túi nước vỡ và tràn xuống thung lũng

Áp lực nước có thể phá vỡ lớp băng phía trên và tràn xuống thung lũng
nơi có khoảng 3.000 người dân sinh sống
 

Một cái hố khổng lồ xuất hiện trong dòng sông băng Tête Rousse sau trận lụt
năm 1892 làm 175 người chết.

Từ khóa liên quan:

Thảm họa

túi nước

núi

Mont Blanc

Pháp

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News