Thảm họa tự nhiên đáng sợ hơn vì nhà ổ chuột
Sự phát triển tràn lan của các khu nhà ổ chuột tại nhiều đô thị cùng với hiệu ứng nhà kính đang làm tăng mức độ nguy hiểm của các thảm họa tự nhiên.
![]() |
Khu ổ chuột Kibera tại thành phố Nairobi, Kenya. Ảnh: AP. |
Các nhà khoa học của Liên Hợp Quốc đã tiến hành nghiên cứu các xu hướng của thảm họa tự nhiên và những chiến lược để giảm mức độ tàn phá của chúng. Họ công bố kết quả nghiên cứu tại Bahrain hôm qua.
Trong bản báo cáo gần 200 trang, nhóm chuyên gia nhắc lại cảnh báo của nhiều nghiên cứu trước, theo đó tình trạng phát triển bừa bãi ở đô thị và sự thiếu tầm nhìn trong quy hoạch vùng nông thôn khiến mức độ tàn phá của thảm họa thiên nhiên tăng lên nhiều lần. Báo cáo cũng làm rõ mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với mức độ khốc liệt và tần suất của các thảm họa (như hạn hán và bão).
Theo báo cáo, ít nhất 900 triệu người trên thế giới đang sống trong các khu nhà tồi tàn tại những đô thị dễ bị động đất, lốc xoáy, lũ lụt tấn công. Số lượng những người như vậy tăng bình quân 25 triệu người mỗi năm.
Một mô hình cho thấy rất nhiều trong số hơn 19 triệu người sống tại thủ đô của Philippines và các vùng lân cận sẽ bị cuốn trôi nếu sóng thần tấn công. Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nơi khác tại châu Á phải đối mặt với những “siêu thảm họa”. Hai trong số đó là siêu bão Nargis tại Myanmar (khiến khoảng 140.000 người thiệt mạng) và trận động đất tại Trung Quốc (làm gần 90.000 người chết và 5 triệu người mất nhà cửa).
“Châu Á phải đối mặt với rủi ro rất lớn từ các siêu thảm họa”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon phát biểu trong buổi họp báo hôm qua tại Bahrain. Theo ông, hơn 300 thảm họa thiên nhiên trên khắp hành tinh trong năm ngoái đã gây tổn thất hơn 180 tỷ USD. Nguy cơ xảy ra thảm họa, sự nghèo đói và biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất của thế giới.
Andrew Maskrey, trưởng nhóm nghiên cứu, thừa nhận rằng ngăn chặn dòng người di cư từ nông thôn tới thành thị để tìm việc làm là điều không tưởng. “Nhưng chúng ta luôn có nhiều cách để giảm nhẹ mức độ đói nghèo nếu các nhà lãnh đạo thực sự quyết tâm. Nhiều thành phố trên thế giới đã thực hiện các chương trình cải thiện điều kiện sống ở các khu ổ chuột và nhà tạm. Những chương trình ấy đang phát huy tác dụng rất rõ rệt”,ông nói thêm.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.
Đăng ngày: 21/04/2025

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.
Đăng ngày: 18/04/2025

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
Đăng ngày: 18/04/2025

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
Đăng ngày: 17/04/2025

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Đăng ngày: 16/04/2025

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
Đăng ngày: 13/04/2025

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm