Thảm kịch của cá voi tại Nam Phi
Cảnh sát buộc phải bắn vào đầu những con cá voi kiệt sức trên bãi biển trong lúc người dân đổ tới để xem. Trời đổ mưa như trút khiến quang cảnh càng trở nên thương tâm.
![]() |
Bất chấp thời tiết lạnh giá và sóng dữ, hàng trăm nhân viên cứu hộ và người tình nguyện cố gắng đưa những con cá voi mắc cạn trên bãi biển Kommitjie (Nam Phi) trở về đại dương. Nhưng không hiểu sao chúng cứ quay trở lại bờ. Ảnh: AP. |
Giới chức Nam Phi bắt đầu dọn dẹp xác 55 con cá voi dạt lên bãi biển Kommitjie từ ngày 31/5. Cảnh sát buộc phải bắn chết 44 con sau khi nỗ lực của vài trăm người tình nguyện không thể giúp chúng trở lại đại dương. Những con cá voi bị bắn đều đã kiệt sức và chắc chắn không thể sống sót. Vì thế đó là cách duy nhất để chúng thoát khỏi sự đau đơn dai dẳng. 11 con còn lại chết vì căng thẳng và nội thương trầm trọng.
Ian Klopper, một chuyên gia tham gia cứu hộ, cho biết giới chức đã điều động một tàu để tìm kiếm xác cá voi trên những dải đá nổi trên biển. Tuy nhiên, các tình nguyện viên phải hết sức cẩn thận khi tìm kiếm xác cá voi ở vùng nước lạnh vì cá mập thường xuất hiện ở đó.
Hình ảnh những xác cá voi ngổn ngang trên bãi biển Kommitjie được đưa lên trang nhất của nhiều tờ báo địa phương hôm qua. Chúng bắt đầu dạt vào bờ từ sáng 30/5. Bất chấp sóng dữ, thời tiết lạnh giá và những cơn gió mạnh, vài trăm người đã chạy tới bãi biển để giúp cá voi trở về với đại dương. Nhưng cứ mỗi khi vài con xuống nước thì nhiều con khác lại dạt vào bờ.
Ban đầu giới chức định dùng xe tải để đưa đàn cá voi (mỗi con nặng chừng 1,5 tấn) tới một căn cứ hải quân ở thành phố Simons. Nhưng chẳng bao lâu sau sức khỏe của lũ cá suy giảm rất nhanh. Vì thế họ cho rằng giải pháp duy nhất là bắn vào đầu chúng để chấm dứt sự đau đớn.
Những tiếng súng vang lên trong lúc cảnh sát cố gắng đưa những người hiếu kỳ ra xa những xác cá. Trời đổ mưa khiến quang cảnh càng trở nên thương tâm. Người dân tới bãi biển với hy vọng sẽ được chứng kiến kết cục tốt đẹp dành cho lũ cá voi mắc cạn. Vì thế mà nhiều người bật khóc khi những tiếng súng vang lên. Giới chức khuyên người dân gặp bác sĩ tâm lý nếu họ bị sốc và ám ảnh bởi cảnh tượng đau lòng mà họ nhìn thấy.
Nan Rice, chuyên gia của một tổ chức bảo vệ cá voi, khẳng định quyết định bắn cá voi chỉ được đưa ra sau khi giới chức biết chắc rằng chúng không thể sống qua đêm 31/5. “Chúng tôi không thể để mọi người ở lại đây trong đêm vì trời rất lạnh. Ngoài ra sẽ có nhiều người tranh thủ bóng tối để xẻ thịt cá voi”, cô giải thích.
Theo lời kể của Rice thì những con cá voi chết ngay sau khi viên đạn xuyên vào đầu. Đó là cái chết nhẹ nhàng nhất đối với chúng trong hoàn cảnh đó. Nhưng một số người đã bất tỉnh sau khi chứng kiến cảnh tượng này và cảnh sát phải đưa họ ra khỏi bãi biển.
Bộ Môi trường Nam Phi cho biết, xác cá voi được đưa tới một bãi đất trống bằng xe tải. Các nhà khoa học sẽ mổ những con cá để nghiên cứu trước khi chôn chúng. Bộ này nói rằng nguyên nhân khiến cá voi lao vào bờ vẫn chưa được tìm ra.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
Đăng ngày: 09/05/2025

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.
Đăng ngày: 08/05/2025

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.
Đăng ngày: 03/05/2025

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
Đăng ngày: 29/04/2025

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
Đăng ngày: 27/04/2025

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
Đăng ngày: 27/04/2025

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm