Tham vọng tái sinh "trái cấm" huyền thoại

Lấy cảm hứng từ "trái cấm" đã cám dỗ Adam và Eve ở Vườn địa đàng, một nhà nghiên cứu Mỹ muốn tạo ra phiên bản trái táo huyền thoại của riêng ông, sử dụng bách khoa toàn thư trực tuyến mở Wikipedia.

Joe Davis, 63 tuổi, họa sĩ sinh vật học đến từ phòng thí nghiệm di truyền George Church thuộc Trường Y, Đại học Harvard (Mỹ) đã nghĩ ra một công thức toán để tăng thêm các lớp dữ liệu cho ADN. Ông hiện lên kế hoạch cho thêm một phiên bản mã hóa của bách khoa toàn thư trực tuyến vào ADN của một giống táo 4.000 năm tuổi, để có được thứ quả giống "trái cấm" trong truyền thuyết kinh thánh nhất.


Theo truyền thuyết trong kinh thánh, Adam và Eva đã ăn quả "hiểu thiện, biết ác" trong Vườn địa đàng, bất chấp lời răn dạy của Thượng đế. Hậu quả là họ đã đánh mất sự trong trắng, bắt đầu xa rời Chúa và bị đuổi khỏi Vườn địa đàng. (Ảnh minh họa: Word Press)

Ông Davis đặt tên cho quả táo đang tái tạo là Malus ecclesia. Trong tiếng Latin, Malus có nghĩa là "cây táo ma quỷ", trong khi ecclesia ám chỉ nhà thờ, vừa mang ý nghĩa tôn giáo, vừa đại diện cho tên phòng thí nghiệm của ông.

Hợp tác với các nhà khoa học và toán học Dana Boyle và Madeline Prye-Ball, ông Davis đã dành nhiều năm nghiên cứu để tìm một loại táo đủ độ tuổi cho dự án. Đến cuối năm ngoái, ông đã được gửi tặng rễ và các lá của một giống táo 4.000 năm tuổi.

Tại hội thảo 30c3 ở Đức vào tháng 12/2013, ông Davis từng tuyên bố: "Tôi không thể ngừng nghĩ về toán học và ADN. Tôi đã tìm ra một cách không chỉ đưa một lớp, mà rất nhiều lớp thông tin vào một gene, giống như các con búp bê Babushka. Mỗi phân tử ADN sẽ chứa đựng 3 trang thông tin. Điều này là vì, ADN có thể được mô tả bằng 3 chữ số độc nhất vô nhị".

Ông Davis cũng tiết lộ mong muốn "tạo ra thứ quả có khả năng cám dỗ cả ma quỷ".

Do kích cỡ khổng lồ của Wikipedia, ông Davis và các cộng sự chỉ chọn mã hóa 50.000 trang đầu tiên của bách khoa toàn thư trực tuyến, vốn chiếm 50% tổng số trang được viếng thăm nhiều nhất khắp website này. Số dữ liệu được sử dụng có dung lượng tương đương 350MB.


Ông Davis đang xúc tiến dự án mã hóa thông tin của bách khoa toàn thư trực tuyến để đưa vào ADN của "trái cấm" hiện đại. (Ảnh: Corbis)

Báo New Yorker dẫn lời ông Davis cho hay, bộ gene của quả táo giống như một cuốn sách 750 triệu chữ, chỉ bao gồm 4 chữ cái mã hóa ADN là A, T,C và G (tên viết tắt của 4 loại nucleotide cấu thành ADN). Các từ ngữ được chuyển dịch thành các chữ cái này của ADN nhờ một mã toán học, tương tự như cách bảng mã Morse (dùng truyền tin trong vô tuyến điện báo) và quy tắc tốc ký ép nén từ ngữ thành một dấu hiệu đơn.

Một khi đã được mã hóa, những chữ cái này được đặt vào bên trong quả táo nhờ những vi khuẩn đang tiến hóa, để chèn hệ gene của nó qua thành tế bào. Bằng cách đưa thông tin vào các lỗ hổng của ADN, ông Davis tin rằng quá trình này sẽ không làm ảnh hưởng tới hương vị và kết cấu của quả táo.

Dự án đầu tiên, sử dụng kỹ thuật tương tự của ông Davis là đưa các tác phẩm của nhà triết học Hy Lạp Heraclitus vào các gene của một con ruồi. Trong dự án mới, quả táo Malus ecclesia còn được gọi là "trái cấm", vì việc ăn thực vật biến đổi gene ở Mỹ đang chịu sự giám sát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News