'Thần đèn' chế máy dời nhà
Sau khi di dời thành công hơn 250 công trình xây dựng bằng ròng rọc kéo thủ công, Trương Văn Dũng, chủ DNTN Thần Đèn ở TP Bến Tre, cho ra đời máy chuyển nhà. Nhờ có chiếc máy thủy lực tự chế này, thời gian dời nhà giảm 7 lần, trong khi số công lao động giảm 10 lần.
“Thần đèn” đến với nghề rất tình cờ. Ngày ấy, ngôi nhà của gia đình ông ở ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre, có nguy cơ phải đập bỏ để mở rộng con lộ nhựa phía trước. Ông bàn với gia đình về việc thử dời nhà. Nếu thất bại thì xây nhà mới, còn thành công sẽ tiết kiệm được cả trăm triệu đồng.
“Thần đèn” Trương Văn Dũng bên chiếc máy thủy lực tự chế trị giá 300 triệu đồng.
Thợ hồ khởi nghiệp
Ông là con nhà nghèo, bản thân chỉ được học đến lớp bốn rồi phải nghỉ để đi làm phụ giúp cha mẹ. Với kiến thức thực tế từ nghề thợ hồ, ông lao vào tìm hiểu quy trình di chuyển nhà kiên cố. Cuối cùng, ông tìm ra cách di dời bằng cắt hết chân đà của ngôi nhà, dùng ống lăn tròn và thanh thép chữ H cỡ lớn đỡ toàn thân nhà. Sau đó, ông dùng dây cáp ròng rọc kéo nhà từ từ đến vị trí mới. Sau thành công đầu tiên vào năm 2003, ông quyết định làm thêm nghề dời nhà.
Công trình đầu tiên mà “thần đèn” Trương Văn Dũng nhận di dời có tính tiền là nhà của ông Nguyễn Văn Xuân ở huyện Châu Thành. Lúc đó, chủ nhà buộc ông làm giấy cam kết bồi thường nếu việc di dời thất bại. Khoảng cách dời nhà đến vị trí mới là 40m và phải qua 5 mương vườn.
Trong quá trình di chuyển ngôi nhà, ông toát mồ hôi lạnh khi thấy con đội bị lún do nền đất yếu, nhà bị nghiêng, chực đổ. Nhưng với tính cẩn trọng, kiên trì, ông và nhóm thợ cũng đưa được ngôi nhà đến vị trí mới an toàn. Sau đó, nhiều gia đình có nhà trong diện giải toả để thi công tuyến đường tránh quốc lộ 60 ở TP Bến Tre và huyện Thạnh Phú đến nhờ “thần đèn” Trương Văn Dũng và ông đã di dời thành công mọi trường hợp.
Làm máy dời nhà
Sau khi chuyển trên 250 ngôi nhà lớn nhỏ, ông Dũng nảy ra ý tưởng dời nhà bằng máy thủy lực kéo, đẩy vừa nhanh, an toàn vừa tốn ít công lao động. Nghiền ngẫm đêm ngày, cuối cùng ông chế ra chiếc máy thủy lực từ những bộ phận riêng lẻ như: máy nổ, bơm thủy lực, cần chỉnh… Máy có tính năng bơm hơi vào các con đội để nâng nhà lên, kéo hoặc đẩy ngôi nhà chạy trên đường ray đến vị trí đã định.
Chiếc máy mới đây được ứng dụng vào việc chuyển ngôi nhà hai tầng của ông Huỳnh Sanh Phúc ở TP Bến Tre đến vị trí mới cách nền cũ 10m và nâng nền 1,5m. Ngày 8/11, ông khai trương máy, thu hút đông đảo bà con đến xem. Khi máy vận hành, ngôi nhà di chuyển từ từ trên đường ray rồi dịch đến vị trí đã định.
Ông Dũng cho biết, máy chỉ cần một người điều khiển, có thể kéo và đẩy, di chuyển nhà nặng 3.000 tấn trên đường ray bằng phẳng. Di dời nhà có diện tích khoảng 100 m2 tới vị trí mới cách xa 50m chỉ mất hai ngày. Nếu di chuyển ngôi nhà như vậy bằng lao động thủ công thì phải cần đến 10 người kéo ròng rọc trong hai tuần.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
