Thân hình bạn trông sẽ thế nào nếu sống ở hành tinh khác?

Hãy tưởng tượng nếu bạn di cư lên sống ở sao Thổ, sao Thủy hay các hành tinh khác của Hệ Mặt trời, khi đó thân hình bạn sẽ biến đổi ra sao?

Cơ thể người trông như thế nào khi sống trên hành tinh khác?

Nhà khoa học Stephen Hawing từng nói rằng chúng ta chỉ còn ở Trái đất 100 năm nữa trước khi di chuyển lên vũ trụ. Đó là khoảng thời gian khá phù hợp để giải quyết một số khó khăn khi tồn tại trong không gian. Ngay cả các phi hành gia - những người chỉ dành vài giờ trên đó - cũng thường phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khi trở về.

Hầu hết các hành tinh trong vũ trụ đều không phù hợp để chúng ta sinh sống. Với môi trường hiện nay ở các hành tinh, hãy thử tưởng tượng xem, nếu con người chúng ta đến đó sinh sống, cơ thể sẽ thay đổi thế nào.

Sao Hỏa


Nếu lên sống ở sao Hỏa, có thể bạn sẽ cao hơn.

Lực hấp dẫn trên sao Hỏa thấp hơn trên Trái đất và nó ở xa Mặt trời hơn, vì vậy nếu sống ở sao Hỏa, chúng ta sẽ ít thấy ánh sáng Mặt trời hơn. Sao Hỏa cũng không có từ trường bảo vệ do bầu khí quyển mỏng, mọi thứ ở đó, bao gồm con người, đều phải tiếp xúc với bức xạ. Đôi khi, những cơn gió mạnh tạo ra bão bụi bay khắp hành tinh, và bụi tiếp tục lắng đọng trong nhiều tháng sau đó.

Vậy nên nếu lên sống ở sao Hỏa, có thể bạn sẽ cao hơn, cơ thể chắc chắn hơn để bù đắp cho trọng lực kém. Bạn sẽ có đôi mắt to để tầm nhìn tốt hơn khi Mặt trời ở quá xa.


Làn da của bạn có thể sẽ có màu da cam.

Ngoài ra, sắc tố chủ đạo trên cơ thể bạn sẽ chuyển từ melanin sang carotenoid (tạo màu cà rốt, cà chua và cam). Vì vậy làn da của bạn có thể sẽ có màu da cam.

Sao Mộc

Sống trên bề mặt sao Mộc thực sự là một thách thức vì hành tinh này không có bề mặt thực sự. Nó hoàn toàn bằng khí. Tuy nhiên điều này không có nghĩa nó chỉ là đám mây khổng lồ treo lơ lửng trong không gian. Nếu bạn đi xuyên qua bầu khí quyển của nó đến những phần sâu hơn, khí sẽ trở nên đặc cho đến khi chuyển thành chất lỏng. Nói dễ hiểu thì sao Mộc là một tầng đại dương được tạo thành từ hydro thay vì nước.


Nếu sống trên sao Mộc, chúng ta sẽ giống như những động vật có đôi chân nhỏ và lớp vỏ cứng để bảo vệ cơ thể.

Với áp suất cao, nhiệt độ khắc nghiệt và môi trường chất lỏng như vậy, con người sẽ phải bắt chước những sinh vật sống ở tầng nước sâu. Chúng ta sẽ giống như những động vật có đôi chân nhỏ và lớp vỏ cứng để bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ của sao Mộc.

Sao Thổ

Sao Thổ cũng là đám mây khổng lồ gồm Hydro và Heli, không có đất, không có gió. Tuy nhiên, phía bên trong nó cô đặc hơn và nhỏ hơn sao Mộc rất nhiều. Những vành đai mang tính biểu tượng của nó được làm từ vô số hạt băng, vì vậy không thứ gì có thể sống trên hành tinh này.


Những vành đai sao Thổ chính là vô số hạt băng.


Nếu sống trên sao Thổ, cơ thể bạn sẽ không có khung xương để không bị đè bẹp bởi áp lực.

Trọng lượng của sao Thổ quá nhỏ, vì vậy nó có thể nổi lềnh bềnh trong bồn tắm nếu có chiếc bồn đủ lớn để đựng. Cách duy nhất để di chuyển bên trong lớp sương mù dày đặc của sao Thổ là bay lượn xung quanh như một con sứa. Cơ thể bạn sẽ không có khung xương để không bị đè bẹp bởi áp lực.

Sao Thủy

Cuộc sống trên sao Thủy cực kỳ khó khăn. Hành tinh nhỏ bé này ở gần Mặt trời nhất, vì vậy ánh sáng Mặt trời ở đây lớn gấp bảy lần so với Trái đất, không loại kem chống nắng nào có thể chống lại. Nhiệt độ của sao Thủy cực kỳ cực đoan, chừng 430°C vào ban ngày và -180°C vào ban đêm. Hành tinh này cũng thường xuyên xảy ra mưa thiên thạch và động đất. Nơi đây không có bầu không khí để thở.


Để sống ở sao Thủy, cơ thể của chúng ta phải được làm bằng thứ gì đó tương tự kim loại chịu lửa.

Chúng ta phải thay đổi như thế nào để thích ứng với sao Thủy? Thịt và xương không bao giờ có thể chống chọi được điều kiện khắc nghiệt ở đây. Vì vậy để sống ở sao Thủy, cơ thể của chúng ta phải được làm bằng thứ gì đó tương tự kim loại chịu lửa, titan chẳng hạn. Không cần hệ thống hô hấp, vì vậy khuôn mặt xinh đẹp bằng kim loại của bạn sẽ không có mũi. Và đôi mắt của bạn sẽ giống như một chiếc kính râm dày để bảo vệ chúng khỏi ánh sáng của Mặt trời.

Sao Kim

Nếu có nơi nào khó sống hơn sao Thủy thì đó chắc chắn là sao Kim. Nhiệt độ ở đây là con số khổng lồ: 471°C. Bầu không khí cực kỳ dày, tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Bề mặt hành tinh rất khô, có rất nhiều thiên tai như núi lửa phun trào, gió bão và sấm chớp. Áp lực ở đây giống như bạn đang ở 1 dặm dưới nước, khiến bạn đau đầu liên tục. Thảm hại thay, thứ duy nhất có thể tồn tại trên sao Kim chính là vi khuẩn.


Thứ duy nhất có thể tồn tại trên sao Kim chính là vi khuẩn.

Sao Kim ăn mòn mọi thứ, thậm chí cả kim loại, khiến tàu vũ trụ của con người không thể dừng ở đây. Bầu khí quyển của sao Kim chứa phosphine, chất độc đối với bất kỳ sinh vật nào hít thở oxy, nhưng lại rất có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

Sao Thiên Vương, Hải Vương

Băng giá, tối tăm và bị cản trở bởi gió mạnh, sao Thiên Vương và sao Hải Vương hầu hết được tạo thành từ các chất lỏng lạnh - metan, nước và amoniac. Chúng không có bề mặt rắn, và khí quyển của chúng từ từ hòa vào nước xung quanh lõi của các hành tinh khác. Lực hấp dẫn ở đây mạnh hơn ở Trái đất và gây áp lực nhiều hơn lên mọi thứ.


Với môi trường trên 2 hành tinh này, hình dáng tốt nhất để sinh sống là hình chú cá heo vũ trụ hoặc lợn biển.

Với lực hấp dẫn quá mạnh, cơ thể con người khi sống ở đây sẽ phải thấp hơn và chắc nịch, vạm vỡ, làn da dày hơn để chống lại cái lạnh. Và đối với môi trường chất lỏng ở đây, hình dáng tốt nhất để sinh sống là hình chú cá heo vũ trụ hoặc lợn biển, như vậy bạn sẽ dễ dàng di chuyển xung quanh hành tinh hơn.

Sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương là hành tinh xa Mặt trời nhất, được bao phủ bởi băng tuyết. Lực hấp dẫn cực kỳ yếu và bầu không khí mỏng manh. Mặt trời nhìn từ sao Diêm Vương chỉ là một chấm trên đường chân trời, giống như Mặt trăng đối với Trái đất, vì vậy sẽ không có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng, có thể có đại dương nước dưới bề mặt sao Diêm Vương.


Tư thế con người cũng sẽ thay đổi vì cột sống không có quá nhiều tác dụng khi sống ở đây.

Nếu bạn sống trên sao Diêm Vương, cơ thể cần có chất chống đông đá, như một số loài côn trùng và cá. Lực hấp dẫn thấp sẽ làm cho cơ bắp và xương teo lại, không gian giữa đốt sống mở rộng khiến chúng ta cao hơn. Tư thế con người cũng sẽ thay đổi vì cột sống không có quá nhiều tác dụng. Vì vậy, bạn có thể cao, gầy và hơi giống người nhện với các chi linh hoạt và cột sống cong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News