Tháng 3 sẽ thống nhất cách cứu cụ Rùa

 Sở khoa học và Công nghệ Hà Nội cho hay đến đầu tháng sau sẽ tiến hành cứu chữa cho cụ Rùa hồ Gươm, dù hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây ra các vết thương trên cổ cụ.


Vết thương mới ở cổ và mai được ghi nhận vào cuối tháng 12/2010. (Ảnh: Vũ Long)

Sở đã báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về kết quả hội thảo cứu rùa hôm 15/2, trong đó hầu hết các nhà khoa học trong nước đồng ý đưa Rùa lên bờ chữa trị.

“Sau khi có quyết định của UBND thành phố, việc tiến hành cứu chữa cho cụ sẽ được tiến hành chậm nhất là sang đầu tháng 3. Để các biện pháp được thực hiện tốt nhất, không nguy hiểm đến tính mạng cụ chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp nữa nhằm bàn giải pháp cụ thể hơn”, tiến sĩ Lê Xuân Rao, giám đốc Sở nói.

Những lưu ý của các nhà khoa học trong trường hợp đưa cụ Rùa lên bờ chữa trị cũng được Sở đưa ra trong bao cáo gửi lên UBND thành phố như: điều kiện thời tiết, bôi thuốc nào cho thích hợp, nhất là việc lựa chọn chuyên gia có kinh nghiệm

Đồng thời, Sở đã đưa đề xuất các biện pháp của các nhà khoa học đưa ra trong hội thảo như cải tạo môi trường nước hồ, kiểm tra chất thải trong hồ, hạ thấp hai đường ống dẫn nước của đền Ngọc Sơn không để cản trở đường đi của cụ Rùa, dựng đài phun tăng cường oxy, bổ sung nước, cải tạo bờ kè ở Tháp Rùa để cụ có thể trèo lên đảo phơi nắng..

Về thiết bị tiến hành tiêu diệt rùa tai đỏ, ông Rao cho hay, Sở đã hoàn thiện thiết bị, và đang tiến hành thử nghiệm 7 lồng tại hồ Văn Quán về độ bền, các thao tác treo mồi, bắt rùa khi dính bẫy. Việc bắt rùa tai đỏ tại hồ Hoàn Kiếm là khả thi và có thể thực hiện sớm vào khoảng tháng 3. Tiếp đó, Sở sẽ đề xuất để nạo vét bùn sớm hơn để làm sạch môi trường nước trong hồ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News