Tháng 8, Việt Nam phải hứng chịu bao nhiêu cơn bão?

Tháng 8 vẫn là tháng chính của mùa mưa bão ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nên dự báo, bão có thể tiếp tục đổ bộ đất liền.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tháng 7/2017, trên Biển Đông xuất hiện 4 cơn bão. Trong đó, 2 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta là bão số 2 (Talas) và bão số 4 (Sonca) gây những thiệt hại to lớn về người và tài sản.

Nhận định về xu thế thời tiết trong tháng 8/2017, ông Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết: “Trong tháng này, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên Biển Đông khoảng 1-2 cơn và khoảng 1 cơn ảnh hưởng đến đất liền”.

Tháng 8, Việt Nam phải hứng chịu bao nhiêu cơn bão?
Hai cơn bão đổ bộ đất liền trong tháng 7 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. (Ảnh Infonet).

Ông Cường cho biết thêm, tháng 8 vẫn là tháng chính của mùa mưa tại khu vực Bắc Bộ. Do đó, khu vực sẽ chịu sự tác động chủ yếu của dải hội tụ nhiệt đới hoặc hiện tượng hội tụ gió ở các mực khí quyển trên cao vào gây ra các đợt mưa lớn ở các tỉnh Bắc Bộ.

Khu vực vùng núi phía Bắc đề phòng mưa lớn có khả năng gây ra lũ quét và trượt lở đất đá, vùng trũng đề phòng ngập úng.

Ngoài ra, trong tháng 8, ở các tỉnh Trung du và Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ khả năng xảy ra từ 1-2 đợt nắng nóng.

Gió mùa tây nam trong tháng 8/2016 có khả năng hoạt động ở mức trung bình. Do vậy, khu vực Nam Bộ lượng mưa trong tháng có xu hướng xấp xỉ trung bình, ngoại trừ khu vực Tây Nguyên có khả năng thấp hơn trung bình.

Trong tháng 8, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông mạnh, lốc xoáy và gió mạnh trên biển.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định, trong cả mùa bão năm 2017 có khoảng 12-14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, nhiều hơn so với TBNN (khoảng 12 cơn). Trong số đó, sẽ có khoảng 3-4 cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ít hơn so với TBNN và tập trung ở khu vực Trung Bộ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút

Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút

Nói về lịch sử hình thành của Frying Pan, người ta phải quay lại năm 1886, khi núi lửa Mount Tarawera

Đăng ngày: 01/08/2017
Để kìm hãm sự nóng lên toàn cầu, khoa học viễn tưởng có thể trở thành sự thật

Để kìm hãm sự nóng lên toàn cầu, khoa học viễn tưởng có thể trở thành sự thật

Tin tức về khí hậu đã trở nên đáng báo động trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là những tháng vừa qua.

Đăng ngày: 01/08/2017
Bắc Bộ nắng nóng gay gắt diện rộng, Hà Nội trên 37 độ C

Bắc Bộ nắng nóng gay gắt diện rộng, Hà Nội trên 37 độ C

Đầu tuần, các tỉnh Bắc Bộ nắng nóng diện rộng do ảnh hưởng của trường gió phân kỳ trên cao. Nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-37 độ C, nhiều nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ C.

Đăng ngày: 31/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News