Thanh Hóa: biển Sầm Sơn xâm thực mạnh vào đất liền
Sau những trận mưa bão đầu mùa vừa qua, tình trạng nước biển xâm thực mạnh vào đất liền đã và đang diễn ra nghiêm trọng tại địa bàn xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa). Đặc biệt, gần khu du lịch sinh thái Vạn Chài, nước biển xâm thực gây sạt lở nghiêm trọng, cuốn hàng trăm cây phi lao phòng hộ ra biển.
>>> Thanh Hóa: Xảy ra động đất ở Quan Sơn
Bờ kè bằng đá của các hộ kinh doanh ở xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bị sóng biển đánh tan hoang sau bão số 3. (Ảnh: Hà Đồng).
Đi dọc từ cửa sông Mã đổ ra biển xuống đến khu du lịch sinh thái Vạn Chài (thuộc địa bàn xã Quảng Cư), chúng tôi thấy có nhiều điểm bị nước biển xâm thực. Các bờ kè tuyến này bị sóng biển đánh tan nát. Hàng trăm cây phi lao có chức năng chắn gió, phòng hộ bị đánh bật gốc, nghiêng ngả. Một số công trình của người dân, đường dẫn ra biển bị sóng phá hủy.
Đặc biệt, nước biển xâm thực còn cuốn trôi nhiều diện tích đất rừng phòng hộ ven biển, đất nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương. Chỗ nước biển xâm thực sâu nhất vào đất liền dài khoảng 100m so với trước kia. Đây là khu vực bãi tắm đẹp, còn khá hoang sơ ở Sầm Sơn.
Anh Lê Văn Thắng - một hộ dân kinh doanh dịch vụ du lịch ở thôn Quang Vinh (xã Quảng Cư) - cho biết: "Nhiều năm nay liên tục xảy ra tình trạng nước biển xâm thực vào đất liền, gây thiệt hại nặng. Đặc biệt, cơn bão số 3 vừa qua nước biển dâng cao đã phá hủy nhiều công trình kiến trúc, 85m kè đá bờ biển, đánh bật gốc, cuốn trôi hàng trăm cây phi lao ven biển... của gia đình tôi, gây thiệt hại khoảng 300 triệu đồng...".
Hàng cây phi lao xã Quảng Cư cũng bị nước biển xâm thực làm bật gốc, nghiêng ngả. (Ảnh: Hà Đồng).
Xã Quảng Cư phục vụ khách du lịch cũng bị sập do nước biển xâm thực. (Ảnh: Hà Đồng).

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
