Thanh kiếm 3.200 năm tuổi nguyên vẹn dưới đá
Thanh kiếm cổ nhiều khả năng cao được một gia đình quý tộc chôn làm vật cúng tế.
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện thanh kiếm thời Đồ Đồng tại khu khảo cổ Talaiot del Serral de ses Abelles, Puigpunyent, đảo Majorca, khi chuẩn bị biến nơi này thành bảo tàng cho khách tham quan, Acient Origins hôm 18/9 đưa tin. Hai nhà khảo cổ nâng một tảng đá lên và thấy thứ gì đó lộ ra dưới mặt đất. Sau khi cẩn thận loại bỏ đất bùn xung quanh, họ nhận ra đó là một thanh kiếm. Thanh kiếm này là một trong số ít những vũ khí thời Đồ Đồng chôn vùi trên đảo.
Thanh kiếm cổ tương đối nguyên vẹn sau hàng nghìn năm nằm trong lòng đất. (Ảnh: Acient Origins).
Puigpunyent có nhiều công trình bằng cự thạch tồn tại từ năm 1000-6000 trước Công nguyên do cộng đồng Tailiotic xây dựng. Nhà khảo cổ Guillem Rossello Bordoy lần đầu khai quật các công trình này vào những năm 1950.
Jaume Deya và Pablo Galera, hai nhà khảo cổ đứng đầu nhóm nghiên cứu, nhận xét việc phát hiện thanh kiếm là một sự ngạc nhiên lớn. Họ từng nghĩ sẽ không tìm được thêm vật gì vì các nhà khoa học đã khai quật kỹ nơi này suốt nhiều năm. Hơn nữa, các công trình cự thạch tại đây cũng từng bị cướp phá.
Đây là thanh kiếm đầu tiên được tìm thấy tại Talaiot del Serral de ses Abelles. Qua hàng nghìn năm, nó vẫn trong tình trạng tốt, trừ một phần lưỡi bị gãy.
Có vẻ người xưa đã cố ý đặt thanh kiếm tại đây. Điều này khiến các chuyên gia tin rằng họ chôn nó làm vật cúng tế. Công trình cự thạch có thể là một địa điểm quan trọng theo tôn giáo, nơi thực hiện các nghi lễ, hoặc nơi dùng để phòng vệ. Nhiều ý kiến cho rằng thanh kiếm bị chôn vùi sau năm 600 trước Công nguyên, khi nền văn minh Talaiotic suy yếu. Khả năng cao nó là đồ cũng tế của một gia đình quý tộc.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu thanh kiếm với hy vọng thu thập thêm thông tin về nền văn minh Talaiotic. Họ có thể tìm hiểu nguồn gốc và vai trò của nó trong văn hóa Talaiotic. Thanh kiếm cho thấy vũ khí cũng được dùng làm đồ cúng tế, đồng thời chỉ ra các công trình cự thạch có thể từng là nơi thực hiện nghi lễ tôn giáo. Bảo tàng Majorca dự định đem trưng bày thanh kiếm cổ xưa này.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
