Thành phố lịch sử Ayutthaya

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (Unesco) đã công nhận Thành phố lịch sử Ayutthaya của Thái Lan là Di sản Văn hóa thế giới năm 1991.

Nằm cách thủ đô Bangkok 76km về phía bắc, thành phố lịch sử Ayutthaya trải dài trên một diện tích rộng lớn tới hơn 289ha. Đây thật sự là một thành phố vĩ đại và là một trong những di tích lịch sử có sức hấp dẫn số 1 ở Thái Lan. Đồng thời thành phố lịch sử Ayutthaya còn là một trong những di sản văn hóa có sức hấp dẫn nhất ở Thái Lan bởi vẻ huy hoàng của bốn thế kỷ lịch sử còn lưu lại qua hàng trăm công trình kiến trúc, chủ yếu được xây bằng gạch nung đỏ au.

Ayutthaya được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1991. Vẻ huy hoàng của thành phố cổ được phản chiếu qua nhiều công trình kiến trúc và tàn tích nguy nga lộng lẫy, phần lớn các kiến trúc này được xây bằng gạch đỏ trần, nằm khắp nơi trên một vùng đất được bao quanh bởi ba dòng sông Chao Praya, Mae Nam Lop Buri và Pa Sak. Có lẽ vì vậy Ayutthaya được lưu dấu trong ký ức nhiều khách du lịch như là một ốc đảo của những chùa chiền bên sông.

Lịch sử Thái Lan được chia ra thành các giai đoạn: Sukhothai (1238-1438), Ayutthaya - hấp thụ những tinh hoa của nền văn hóa Sukhothai và phát triển mạnh mẽ trong lịch sử hơn 400 năm từ 1350-1767, Thon Bori (1767-1782) và Rattanakosin (1782 đến nay). Thành phố cổ Ayutthaya hay còn gọi là Pra Nakhon Si Ayutthaya từng là kinh đô của Thái Lan trong 417 năm.

Thành cổ được xây dựng từ năm 1350 bởi vua U-thong, bị quân Burma chiếm đóng và tàn phá vào năm 1767, kết thúc thời kỳ Ayutthaya. Có 33 đời vua thay nhau trị vì vương triều và xây dựng Ayutthaya thành thủ đô rực rỡ trong quá khứ. Ở Ayutthaya đã từng có một nền nông nghiệp rất phát triển và những mối quan hệ giao thương thịnh vượng với các quốc gia phương Đông và phương Tây.

Trong suốt thời kỳ, vương triều luôn phải chống lại sự xâm lược từ những quốc gia láng giềng, đặc biệt là Burma. Năm 1758, đất nước bị xáo trộn bởi một cuộc ganh đua tranh giành ngai vàng trong hoàng gia, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại trong cuộc chiến với người Burma năm 1767. Quân đội Burma khi xâm lược thủ đô đã ra lệnh đốt cháy và phá hủy nhiều công trình kiến trúc hoành tráng và lộng lẫy của vương triều Ayutthaya. Những tàn tích còn sót lại tại thành cổ đã tạo thành công viên lịch sử Ayutthaya ngày nay.

Quần thể di tích khá đa dạng, còn tương đối nguyên vẹn như tu viện Wat Phra Chao Phya-thai nằm ở phía đông nam của cổ thành. Từ trong thành phố có thể nhìn thấy ngôi tháp lớn của tu viện được xây dựng vào năm 1357 dành cho các vị sư đi học đạo từ Sri Lanka trở về. Năm 1592, một ngôi chùa lớn được xây dựng tại đây với ý tưởng kiến trúc khổng lồ này sẽ tương xứng với ngôi chùa lớn của Wat Pukhao Thong (được xây dựng vào thời đại Sukhothai trước đó). Tổ hợp kiến trúc Wat Yai Chaimongkhon gồm tu viện, mộ tháp và chùa chiền, trong đó có ngôi mộ tháp lớn nhất và hai tượng Phật khổng lồ bên gốc cây hoa đại hàng trăm năm tuổi.

Trong khu di tích có nhiều nhóm đền tháp, mỗi nhóm biểu trưng cho một tiểu vũ trụ có ngọn núi thiêng ở trung tâm là "trục xuyên vũ trụ", những bức tường tượng trưng giới hạn vũ trụ và đại dương vô cùng vô tận... Ngôi tháp lớn nhất trong quần thể di tích cao tới 35m, bốn phía đều có bậc cầu thang dốc đứng dẫn lên đỉnh. Từ hành lang chạy quanh ngôi mộ tháp lớn nhất sẽ quan sát được khoảng không gian rộng lớn chan hòa ánh nắng tới tận chân trời và toàn bộ thành cổ. Tám ngôi tháp nhỏ hơn nằm ở bốn góc hình vuông và bốn góc hình tứ giác được nối với nhau bằng các trường lang dài, dọc các trường lang là 120 bức tượng Phật với tư thế và dáng điệu trầm mặc. Hầu hết các pho tượng bằng đá sa thạch đều bị mất đầu do sự phá hủy trong thời kỳ chiến tranh với Mianmar vào giữa thế kỷ XVIII. Ngắm nhìn và ghé chân chụp hình bên những bức tượng này là khoảnh khắc rất ấn tượng, lưu lại cảm xúc khó phai mờ cho nhiều du khách.

Kinh đô Ayutthaya còn là "thành phố của những phế tích" bởi hàng trăm bức tường, ngọn tháp, ngôi đền sụp đổ chỉ còn một phần hay bị phá hủy hết chỉ còn nền móng... tất cả đều được bảo tồn cẩn trọng. Một số kiến trúc có phần trùng tu bằng vật liệu mới nhưng không hề gây ra sự phản cảm vì được phục chế lại kỹ càng đến từng chi tiết nhỏ. Một số đền tháp khác được phục dựng gần như toàn bộ, kể cả những bức tượng Phật khổng lồ. Nhưng tất cả đều hài hòa một cách kỳ lạ với nhau và với cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Được biết công tác trùng tu ở đây tiến hành hàng chục năm qua, nhiều thế hệ các nhà khoa học đã kiên nhẫn tìm lại từng chút một những gì thời gian đã lấy mất.

Ayutthaya còn được coi là một Công viên di sản văn hóa bởi khắp nơi màu xanh của cây cổ thụ và thảm cỏ mượt mà xen giữa những phế tích kiến trúc, không khí trong lành, yên tĩnh, từ đường phố đến khu di tích rất sạch sẽ. Ayutthaya cũng được mệnh danh là một ốc đảo của những chùa chiền bên dòng sông Chaophraya.

Ngày nay, thành phố lịch sử Ayutthaya là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch vào bậc nhất ở Thái Lan, người ta đến đây không chỉ là đến thăm quan một di sản văn hóa mà còn để tìm đến Phật giáo, sợi dây kết nối hiện tại và quá khứ, và để tìm lại những bình yên , tĩnh lặng trong tâm hồn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Tổ chức Khoa học Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Lăng mộ Tần Thủy Hoàng của Trung quốc là Di sản văn hóa năm 1987.

Đăng ngày: 21/02/2025
Núi Thái Sơn - Kỳ quan thế giới

Núi Thái Sơn - Kỳ quan thế giới

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận núi Thái Sơn của Trung Quốc là Di sản thế giới được xếp trong danh sách di sản hỗn hợp năm 1987.

Đăng ngày: 16/01/2025
Đền mặt trời Konark, Orissa - Ấn Độ

Đền mặt trời Konark, Orissa - Ấn Độ

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Đền mặt trời Konark của Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới năm 1984.

Đăng ngày: 16/01/2025
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được

Đăng ngày: 04/01/2025
Thành nhà Hồ - Công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Thành nhà Hồ - Công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.

Đăng ngày: 16/12/2024
Đảo Mont Saint Michel - Pháp

Đảo Mont Saint Michel - Pháp

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Pháp đã công nhận Đảo Mont Saint Michel của nước Pháp là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.

Đăng ngày: 09/12/2024
Thành cổ Acropolis tại Athens - Hy Lạp

Thành cổ Acropolis tại Athens - Hy Lạp

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thành cổ Acropolis tại Athens của Hy Lạp là Di sản văn hóa thế giới năm 1987.

Đăng ngày: 02/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News