Thành phố này đã mạnh tay cấm kinh doanh toàn bộ nước đóng chai, nhưng tiếc là không phải ở đâu cũng làm được
Nếu như cả thế giới có thể làm theo thì thật tuyệt vời. Chỉ tiếc là mọi chuyện cũng không thể dễ dàng như vậy được.
Có lẽ đa số chúng ta đã nắm được rác nhựa có thể gây hại như thế nào, nhưng quả thực để không sử dụng nữa là điều không hề dễ dàng. Dẫu vậy, xét đến cảnh mỗi năm có đến hàng nghìn tỉ mảnh rác nhựa với khối lượng lên đến cả chục triệu tấn lọt ra ngoài đại dương, thì khó mấy cũng phải tìm cách mà làm.
Và để giải quyết câu chuyện này, thành phố San Francisco (Hoa Kỳ) đã mạnh tay đưa ra một đạo luật mang tính chất "cách mạng" trong thời đại của nhựa: cấm buôn bán toàn bộ các sản phẩm nước đóng chai!
Đạo luật này đưa ra nhằm giải cứu các đại dương khỏi hàng ngàn chai nhựa từ chính thành phố này thải ra mỗi năm, đồng thời giúp hệ sinh thái biển thoát khỏi nguy cơ bị hủy diệt vì rác nhựa. Và hãy xem, câu chuyện ấy đã xảy ra như thế nào!
Một đạo luật... không có gì bất ngờ
Bởi lẽ trên thực tế, San Francisco trước đó đã ra quy định cấm sử dụng túi nhựa, bao bì nylon và các loại thùng xốp. Thế nên khi thành phố... cấm nốt chai nhựa, cư dân tại đây cũng chẳng tỏ ra bất ngờ.
Họ đã quá hiểu rác nhựa gây hại như thế nào, trong đó đặc biệt là chuyện một số loại nhựa có khả năng thải ra hóa chất độc hại cho cơ thể, thậm chí là gây ung thư như BPA (bisphenol A).
Hình ảnh các bãi rác nhựa tại San Francisco vào năm 2013.
Đạo luật đưa ra nhận được sự đồng thuận của đại đa số cư dân. Tất cả đếu hướng đến mục tiêu chung, là giải cứu Vịnh San Francisco. Đây cũng là tên của một tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương (Save The Bay of San Francisco) được thành lập từ năm 1961, với mục đích lập ra các chiến dịch tình nguyện dọn sạch các bãi biển trong khu vực.
Mục tiêu của nhà chức trách thành phố là đến năm 2020 sẽ giải quyết toàn bộ các loại rác thải nằm tại các bãi rác. Và họ đang thực hiện nó một cách hết sức hiệu quả, khi hoàn thành mục tiêu đến 80%.
Quay trở lại với quy định mới, David Chiu - ban kiểm soát hội đồng thành phố cho biết: "Chai nước nhựa dù tiện nhưng tác hại cho môi trường thì rất lớn. Phải mất đến 1000 năm để một chai nhựa chúng ta hay dùng có thể phân hủy."
Để thực hiện quy định mà không gây xáo trộn cho người dân, thành phố đã lắp đặt rất nhiều vòi nước uống công cộng miễn phí quanh thành phố. "Ở San Francisco, chúng tôi đã luôn đi đầu trong lĩnh vực môi trường. Người dân đang tập thói quen mang theo các chai nước của chính mình, đưa vào vòi là có nước uống." - Chiu chia sẻ.
Được biết, mức phạt dành cho những người biết mà vẫn cố ý vi phạm quy định cấm dùng chai nhựa có thể lên tới $1000 (khoảng 23 triệu đồng).
Quy định này được đánh giá rất cao, nhưng tiếc là không phải bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể áp dụng. Không tính đến các nước phát triển, thì bạn cần phải ở một nơi có nguồn nước dồi dào, hệ thống xử lý nước tốt và đồng bộ. Nếu không, việc cấm chai nhựa sẽ trở nên hết sức bất tiện, do không có nơi nào đảm bảo cung cấp nước có thể uống được trực tiếp cả.
Dẫu vậy, chúng ta vẫn nên hy vọng rằng trong tương lai cả thế giới có thể tìm ra một giải pháp tuyệt đối cho vấn đề rác thải nhựa. Vì chắc chắn rằng, thiên nhiên sẽ cảm ơn con người vì quyết định này.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
