Thế giới cần đẩy nhanh ứng dụng năng lượng sạch
Ngày 30/4, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã kêu gọi các nước đẩy nhanh ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ năng lượng sạch để cứu hành tinh khỏi hiểm họa biến đổi khí hậu.
>>> Tương lai năng lượng sạch cho Cu Ba
Báo cáo “Theo dấu các tiến bộ về năng lượng sạch” của IEA nhấn mạnh tuy thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ về năng lượng tái sinh, nhưng những thành tựu công nghệ này vẫn chậm được ứng dụng để sản xuất năng lượng sạch ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển, hiện chiếm tới 4/5 nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Các tấm panel thu năng lượng Mặt Trời ngày càng hiệu quả và dễ dàng được lắp đặt ở các hộ gia đình và hộ kinh doanh. Chi phí lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời đã giảm tới 75% chỉ trong vòng ba năm qua ở nhiều nước.
Công nghệ năng lượng gió ven biển cũng đã đạt những tiến bộ lớn.
Mặc dù quy mô nhỏ nhưng trong thập kỷ qua, điện Mặt Trời đã tăng 27% và điện gió đã tăng 42% hàng năm.
Thực tế này cho thấy những tiến bộ công nghệ năng lượng mới có thể được thúc đẩy nhanh hơn nữa để giảm năng lượng được sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch thải nhiều khí thải và đang cạn kiệt nhanh.
Tuy nhiên, IEA lưu ý rằng hầu hết các tiến bộ công nghệ năng lượng tái sinh này không được ứng dụng phổ cập để có thể góp phần quan trọng giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tạo ra hệ thống năng lượng an toàn và bền vững hơn.
Richard H Jones, Phó Tổng Giám đốc IEA, khẳng định các nước phải có trách nhiệm hành động và đang đứng trước "cơ hội vàng" để hành động như vậy.
Lượng khí thải CO2 được thải ra từ khu vực năng lượng toàn cầu hiện đã ở mức cao lịch sử. Với chính sách năng lượng hiện nay của các nước, nhu cầu sử dụng năng lượng và lượng khí thải CO2 sẽ tăng thêm 35% vào năm 2020 và gấp đôi vào năm 2050, đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng thêm ít nhất 6 độ C.
Các thế hệ tương lai của nhân loại phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, môi trường và an ninh năng lượng.
IEA kêu gọi các nước thực hiện các chính sách năng động để tận dụng lợi thế của các công nghệ mới và hiệu quả của năng lượng tái sinh, đồng thời đề xuất ba chương trình hành động bao quát để thay đổi hiện trạng và nhanh chóng đưa các công nghệ năng lượng sạch trở thành dòng chủ lưu của hệ thống năng lượng toàn cầu.
Các chương trình bao gồm: Tạo sân chơi công bằng cho các công nghệ năng lượng tái sinh để đảm bảo giá năng lượng phản ánh chi phí thực cho năng lượng, trong đó bao gồm các tác động tích cực và tiêu cực của các hình thức sản xuất và tiêu dùng năng lượng; Giải phóng tiềm năng hiệu quả năng lượng để đảm bảo rằng năng lượng không bị lãng phí và được sử dụng hiệu quả nhất; Đẩy nhanh đổi mới năng lượng và hỗ trợ công đối với nghiên cứu, phát triển và triển khai, đặt nền tảng đổi mới khu vực tư nhân và đưa nhanh tiến bộ công nghệ mới ra thị trường.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
