Thế giới chờ đón "trăng máu"

Khu vực phía tây Bắc Mỹ, châu Á và một số nơi khác sẽ quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần, hay còn gọi là "trăng máu", vào ngày 4/4.

  • Bí kíp để xem "Mặt trăng máu" đặc biệt nhất thế kỷ 21 vào ngày 4/4 tại Việt Nam
  • Việt Nam sắp đón nguyệt thực toàn phần vào ngày 4/4
  • Các địa điểm có thể xem nguyệt thực ngày 4/4

Nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm 2015

Thế giới chờ đón trăng máu
Mặt Trăng đi qua bóng Trái Đất trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần năm 2000. (Ảnh: Akira Fujii, Sky & Telescope)

"Trăng máu" là một hiện tượng hiếm, chỉ xuất hiện trong pha trăng tròn và khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí ngang hàng. Hiện tượng thường xảy ra hai lần trong năm và chỉ có thể được nhìn từ một bên bán cầu của Trái Đất.

Trong giai đoạn che khuất hoàn toàn, ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua vòng khí quyển bụi của Trái Đất sẽ bị bẻ cong, khúc xạ về phần màu đỏ của quang phổ và phủ bóng lên bề mặt Mặt Trăng. Do đó, đĩa Mặt Trăng sẽ đi từ màu xám đen trong pha một một phần sang màu vàng đỏ trong pha toàn phần.

Màu sắc Mặt Trăng pha toàn phần có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào lượng bụi trong bầu khí quyển Trái Đất thời điểm đó. Núi lửa hoạt động phun tro bụi lên cao có thể tác động đến "trăng máu". Trước nguyệt thực, không ai có thể đoán được màu sắc chính xác.

Những nơi quan sát được "trăng máu"

Thế giới chờ đón trăng máu
Nguyệt thực toàn phần ở Taguig, thành phố thuộc vùng đô thị Manila, Philippines, hồi tháng 10 năm ngoái. (Ảnh: Reuters)

Nguyệt thực toàn phần ngày 4/4 sẽ là hiện tượng thứ ba trong nhóm 4 nguyệt thực xuất hiện trong hai năm. Kiểu hiện tượng này sẽ không lặp lại trong vòng 20 năm nữa hoặc lâu hơn. Hai lần đầu xuất hiện hồi tháng 4 và tháng 9 năm ngoái, và nguyệt thực cuối cùng sẽ được quan sát vào 28/9 năm nay.

Theo các nhà khoa học, đây là là hiện tượng nguyệt thực mà Mặt Trăng chuyển màu trong pha che khuất ngắn nhất của thế kỷ này. Phần ngoạn mục nhất là giai đoạn che khuất hoàn hoàn, khi bóng Trái Đất hoàn toàn bao phủ Mặt Trăng và nó chuyển sang màu đỏ. Mặt Trăng sẽ chỉ đi men theo vùng tối của (umbra) Trái Đất và che khuất hoàn toàn kéo dài 9 - 12 phút.

Khu vực phía tây của Bắc Mỹ sẽ chiêm ngưỡng được hiện tượng này trên bầu trời ngày mai. Trong khi đó, người quan sát ở vùng đồng bằng và đông duyên hải của Mỹ sẽ nhìn thấy nửa đầu khi Mặt Trăng bắt đầu bị bóng Trái Đất bao trùm.

Người dân ở châu Á, Ấn Độ, phía tây Trung Quốc, Nga, Australia và Thái Bình Dương có cơ hội nhìn thấy nửa thứ hai của hiện tượng "trăng máu". Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát nguyệt thực toàn phần trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Khu vực châu Phi, châu Âu và Trung Đông nằm ở nửa bên kia của Trái Đất, do đó sẽ không nhìn thấy nguyệt thực.

Khác với nhật thực, người quan sát có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực an toàn bằng mắt thường.

Thế giới chờ đón trăng máu
Đồ họa cho thấy vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi hiện tượng nguyệt thực diễn ra. (Đồ họa: Timeanddate)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking yên nghỉ giữa Darwin và Newton

Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking yên nghỉ giữa Darwin và Newton

Hàng ngàn người đã tập trung tại buổi lễ tưởng niệm ở tu viện Westminster vào ngày 15/6 để bày tỏ lòng kính trọng tới nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking.

Đăng ngày: 20/06/2018
Kết quả họp báo NASA: Tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, và có thể bây giờ vẫn còn

Kết quả họp báo NASA: Tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, và có thể bây giờ vẫn còn

Như đã đưa tin thì mới đây, NASA đã tổ chức họp báo công bố một phát hiện quan trọng đến từ robot tự hành Curiosity trên sao Hỏa

Đăng ngày: 08/06/2018
Cách xem họp báo gấp của NASA về

Cách xem họp báo gấp của NASA về "một phát hiện rất lớn" trên sao Hỏa đêm 7/6/2018 Online

Mới đây, trang chủ của NASA đưa ra thông báo rằng họ đã có "một phát hiện rất lớn" trên sao Hỏa, và sẽ gấp rút tổ chức một cuộc họp báo để hé lộ nó.

Đăng ngày: 07/06/2018
NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tổ chức họp báo vào 1 giờ sáng ngày 8/6 theo giờ Việt Nam nhằm chia sẻ phát hiện mới nhất về sao Hỏa, theo Express.

Đăng ngày: 06/06/2018
Ba nhà khoa học giành giải Tạ Quang Bửu được vinh danh

Ba nhà khoa học giành giải Tạ Quang Bửu được vinh danh

Ba tác giả đều có công trình xuất sắc công bố quốc tế và đóng góp quan trọng cho khoa học Việt Nam.

Đăng ngày: 18/05/2018
Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel tới Việt Nam

Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel tới Việt Nam

Giáo sư giải Nobel Vật lý 1999 và Nobel Kinh tế 2004 vừa đến Bình Định để dự hội thảo Khoa học vì sự phát triển.

Đăng ngày: 09/05/2018
Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Đây cũng là đội thi gồm toàn nữ sinh da màu duy nhất tiến sâu được đến thế trong cuộc thi này.

Đăng ngày: 07/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News