Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế

Những bức ảnh vừa thể hiện được kỹ năng tuyệt vời của người chụp, vừa cho thấy những khoảnh khắc tuyệt diệu của thế giới đại dương.

Từ năm 1996, website UnderwaterPhotography đã tổ chức một cuộc thi nhiếp ảnh thường niên có quy mô toàn cầu, được xem là cuộc thi lớn nhất thế giới trong lĩnh vực ảnh chụp dưới nước.

Cuộc thi được phân ra 17 hạng mục khác nhau, với hơn 10.000 bức ảnh tham dự hàng năm. Trong từng hạng mục, chỉ có 3 bức ảnh được đạt giải cao nhất: giải vàng - bạc - đồng, đủ để thấy giải thưởng vinh dự đến mức nào.

Và năm nay, người đạt được nhiều giải thưởng nhất là nhiếp ảnh gia người Anh Terry Steeley.

Theo Tal Mor - người tổ chức cuộc thi: "Dù giành chiến thắng hay không, đây vẫn là một cuộc thi được khao khát nhất. Chiến thắng ở đây đủ để nói lên sự thành công của bạn trong một môi trường đầy cạnh tranh giữa những người có tài năng đỉnh cao của nhiếp ảnh".

Và giờ, hãy cùng đến với một số bức ảnh đạt giải trong cuộc thi UnderwaterPhotography 2015 - 2016, để thấy được thế giới đại dương kỳ diệu đến thế nào qua ống kính.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Bức hình chụp một chú cá mập chanh (lemon shark - loài cá mập nổi tiếng vì vẻ ngoài to lớn dữ dằn và sức mạnh vô song) đang trồi từ dưới nước lên đã đem lại cho nhiếp ảnh gia người Anh Terry Steeley tấm huy chương vàng trong hạng mục Cá Mập.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Sinh vật đang nuốt mồi này có tên là cá tắc kè - lizard fish, còn nạn nhân xấu số của nó là loài cá Indonesia - Juvenile Acanthuridae. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Anh Luke Gordon.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Bức ảnh mang tên "Nhai ngấu nghiến" - Chomp. Con cá mập trắng - loài cá mập lớn nhất thế giới đang nhai một sinh vật không rõ lai lịch.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Một góc chụp khác về loài cá mập chanh do Steeley thực hiện.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Terry Steeley cũng giành được giải bạc trong hạng mục khác với tấm ảnh này. Bức ảnh chụp một người đang bơi rất khoan thai và tự do trong lòng một hồ nước trong vắt tại Mexico.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Loài cá bạc má Indian Mackerel vốn là một sinh vật không đẹp đẽ gì cho cam, nhưng qua ống kính kỳ diệu của Steeley đã trở nên tuyệt đẹp và sống động. Đây cũng chính là bức ảnh đem lại chức quán quân ảnh chụp dưới nước cho Steeley.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Những chú cá heo đang cưỡi sóng đã đem về cho Geo Cloete - Nhiếp ảnh gia Nam Phi giải vàng trong hạng mục: Ảnh chụp trên mặt nước.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Bức ảnh chỉ mang tính nghệ thuật mang tên "Vogue" tại một con tàu đắm do nhiếp ảnh gia người Bulgari Plamena Mileva thực hiện. Bức ảnh đạt giải đồng.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Sinh vật kỳ lạ này mang tên Nudibranchia - một loài động vật thân mềm có họ với sên biển. Nudibranchia có cơ thể nhiều màu sắc, và thường tận dụng điều này để ngụy trang, gây nhầm lẫn cho kẻ thù. Bức ảnh được chụp ngoài khơi Indonesia.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Chú hải cẩu dễ thương đang chơi đùa tại đảo Lundy (Anh). Bức ảnh đã giúp Nick Blake - nhiếp ảnh gia người Anh đạt giải vàng.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Lại một bức ảnh nữa thuần túy mang ý nghĩa nghệ thuật, do nhiếp ảnh gia người Nga Lucie Drlikova thực hiện. Bức ảnh đã đem lại giải vàng cho Lucie.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Loài sứa này có một cái tên khá kỳ lạ: sứa hộp - box Jellyfish - do phần dù của nó có hình dạng khối lập phương. Sứa hộp là một trong những loài vật có nọc độc kinh khủng nhất thế giới, nên thực hiện được một bức ảnh đẹp ngỡ ngàng như thế này cũng xứng đáng đoạt giải vàng.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Còn đây là một chú cá voi lưng gù đang "vị thành niên". Cá voi thực chất là một loài thú, nên con non khi mới ra đời sẽ cần đến sữa mẹ. Đó là lý do bên cạnh chú cá "trẻ con" này còn một cá voi mẹ trưởng thành khác.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Hiện trường hoang tàn của vụ tai nạn máy bay Dakota DC3 trong Thế chiến thứ II tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bức ảnh đạt giải bạc vì tính nhân văn của nó.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Khoảnh khắc vô cùng ấn tượng: Một chú mực nang tại vùng biển Mozambique chuẩn bị nở.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Còn đây là khoảnh khắc hải cẩu vồ mồi. Nhìn bộ nhá này thì có lẽ nhiều người chẳng còn muốn thần tượng gì loài thú dễ thương này nữa.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Lại thêm một bức hình của Terry Steeley. Dường như nhiếp ảnh gia này có một lá gan khá to khi liên tục giơ máy ảnh tận mồm các loài cá dữ tợn - như con cá sấu châu Mỹ này.

Thế giới đại dương chưa bao giờ kỳ vĩ đến thế
Cá đuối Manta là một trong những chi lớn nhất của họ Cá đuối. Một Manta trưởng thành có thể đạt bề ngang lên tới 9m.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức.

Đăng ngày: 13/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News