Thế giới đối mặt nguy cơ xung đột nguồn nước

Các nguy cơ nảy sinh xung đột bạo lực liên quan tới nguồn nước sạch sẽ tăng lên cùng với tốc độ tăng của dân số thế giới và hiện tượng ấm lên của khí hậu toàn cầu.

Cảnh báo trên được các chuyên ra đưa ra tại Hội nghị quốc tế nhân "Ngày nước thế giới" (22.3) vừa qua.

Các chuyên gia nhận định, dân số thế giới sẽ có thể lên tới con số 9 tỷ người trong giai đoạn từ nay tới năm 2050, khiến nhu cầu tiếp cận nguồn nước thực sự đã và đang là vấn đề nghiêm trọng. Nhu cầu về nước, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng của dân số thế giới.


Nguồn nước khan hiếm có khả năng gây ra những cuộc xung đột trên thế giới.

Theo số liệu được công bố gần đây của LHQ và các tổ chức môi trường quốc tế, với dân số hơn 4 tỷ người, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ xung đột vì nguồn nước khi các cộng đồng dân cư trong khu vực phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu này.

Các nước như Maldives, Ấn Độ, Pakistan, Uzbekistan, Afghanistan và Philippines đang phải đối phó với nạn thiếu nước vì nguồn cung cấp bị sụt giảm hoặc dân số gia tăng.

Tại châu Phi, lục địa khô cằn nhất thế giới, năm ngoái, 4 nước Đông Phi ở thượng nguồn sông Nile gồm: Ethiopia, Tanzania, Uganda và Rwanda, đã ký kết một hiệp ước nhằm mang thêm nguồn nước từ sông Nile (phần lớn chảy ngang qua Ai Cập) về cho họ để làm thủy điện và thủy lợi. Đây là một hành động bị Ai Cập và Sudan cực lực phản đối.

Ba nước thượng nguồn còn lại chưa tham gia Hiệp ước là Burundi, Congo, và Kenya. Hiện Ai Cập và Sudan sử dụng đến 90% nguồn nước sông Nile. Các nước còn lại ở thượng nguồn đều cho rằng điều đó là bất công và họ muốn có một thỏa ước chung mới, nhưng không đạt được kết quả gì sau 13 năm đàm phán với Ai Cập và Sudan.

Theo BBC, có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh nếu như 9 nước châu Phi không thể thỏa hiệp về chia sẻ nguồn nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News