Thế giới ngoài hành tinh này có thể là nơi tổ tiên... chúng ta ra đời

Nghiên cứu mới của Đại học Queen Mary London (Anh) cho thấy ít nhất 1 phân tử tiền sinh học là axit amin glycerin, thứ tồn tại song hành với các sinh vật sống trên Trái đất, có thể được hình thành ở môi trường khắc nghiệt trong không gian giữa các vì sao.

Sự sống Trái đất được nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh là hình thành từ các "khối xây dựng sự sống" ngoài hành tinh, được các sao chổi và tiểu hành tinh mang đến hành tinh chúng ta khi nó còn non trẻ. Tuy nhiên cái gì tạo nên các khối xây dựng sự sống đó và tạo ra ở đâu thì còn là bí ẩn.

Thế giới ngoài hành tinh này có thể là nơi tổ tiên... chúng ta ra đời
Lý thuyết cho rằng mọi sinh vật Trái đất đều có tổ tiên ngoài hành tinh ngày được củng cố - (Ảnh: NASA).

Các thí nghiệm kỳ thú đã đưa các nhà khoa học Anh đến câu trả lời. Họ bắt đầu với methylamine, chất tiền thân của axit amin glycerin.

Khi lắng đọng chất này ở dạng khí vào hệ thống siêu chân không SURFESIDE, rồi làm lạnh ở nhiệt độ -260 độ C để mô phỏng không gian giữa các vì sao, họ thu được methylamine ở dạng băng. Băng này trải qua những phản ứng "hóa học tối" đặc biệt: sự tắm đẫm tia cực tím, tia vũ trụ, tia X... trong thế giới tàn khốc giữa các vì sao, rồi hóa thành glycerin!

Từ thế giới "địa ngục" mà các sinh vật cao cấp như trên Trái đất hiện nay có thể chết ngay lập tức, các sao chổi và tiểu hành tinh đã mang glycerin đi gieo mầm khắp nơi. Nếu tìm được mảnh đất thích hợp, như Trái đất thuở sơ khai, các "khối xây dựng sự sống" này sẽ kết hợp với nhiều yếu tố bản địa để tiếp tục chuỗi phản ứng hình thành sự sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ mang tro cốt người lên Mặt trăng năm 2021

Tàu vũ trụ mang tro cốt người lên Mặt trăng năm 2021

Công ty Mỹ mở dịch vụ đưa một phần tro cốt hoặc vật tưởng niệm của những người đã khuất lên Mặt Trăng với giá vé là 12.500 USD.

Đăng ngày: 20/11/2020
Kính viễn vọng bắn laser đến tinh vân cách 7.500 năm ánh sáng

Kính viễn vọng bắn laser đến tinh vân cách 7.500 năm ánh sáng

Ảnh chụp của Đài thiên văn phía nam châu Âu (ESO) trông như một cuộc chiến vũ trụ khi Trái Đất phóng laser tới tinh vân tím đang "giận dữ".

Đăng ngày: 20/11/2020
Điều gì xảy ra nếu Trái đất có quỹ đạo hình móng ngựa?

Điều gì xảy ra nếu Trái đất có quỹ đạo hình móng ngựa?

Dù khả năng xảy ra là một phần triệu, vẫn có thể tồn tại nhiều hành tinh giống Trái đất có quỹ đạo móng ngựa trong hàng trăm tỷ ngôi sao giữa thiên hà.

Đăng ngày: 19/11/2020
Xuất hiện cặp hành tinh có thể sống được, 1 trong 2 giống Trái đất đến khó tin

Xuất hiện cặp hành tinh có thể sống được, 1 trong 2 giống Trái đất đến khó tin

Hệ sao với trung tâm là sao lùn đỏ LHS 1140 có tới 2 trong 3 hành tinh thuộc vùng sự sống, có thể sở hữu dạng đại dương gần như y hệt Trái Đất.

Đăng ngày: 18/11/2020
Đổi đời nhờ

Đổi đời nhờ "vàng từ trên trời rơi xuống" trúng nhà

Một người thợ đóng quan tài trở thành triệu phú chỉ sau một đêm nhờ thiên thạch nặng 2,1 kg rơi qua mái nhà.

Đăng ngày: 18/11/2020
Trung Quốc sắp đưa robot lên Mặt trăng sau hàng thập niên

Trung Quốc sắp đưa robot lên Mặt trăng sau hàng thập niên

Trung Quốc đang chuẩn bị phóng tên lửa mang robot có khả năng thu thập thêm nhiều mẫu đất đá trên mặt trăng, sau hàng thập niên bỏ ngỏ.

Đăng ngày: 18/11/2020
Mẫu đất từ ​​tiểu hành tinh Ruygu có thể tiết lộ bí mật của vũ trụ

Mẫu đất từ ​​tiểu hành tinh Ruygu có thể tiết lộ bí mật của vũ trụ

Các nhà vật lý thiên văn trên khắp thế giới đang rất hồi hộp chờ đợi thu thập được các mẫu đất từ ​​tiểu hành tinh Ruygu.

Đăng ngày: 18/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News