Thêm một thành phố Mỹ cấm dùng túi nilon
Hội đồng thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ) vừa đưa ra sắc lệnh cấm sử dụng bao bì bằng chất dẻo tại các siêu thị, 75 nghìn cửa hàng trong thành phố phải chuyển từ bao bì chất dẻo sang bao bì giấy, cactông và các vật liệu khác dễ phân hủy, thông tin của Reuters cho hay.
>>> Châu Âu tính chuyện khai tử túi nilon
"Đó là điều rất tuyệt vời đối với môi trường, đại dương và các bãi biển. Tôi cho rằng đây là thắng lợi của tất cả chúng ta”, Ủy viên Hội đồng thành phố Los Angeles là Ed Reyes nói.
Theo đánh giá của các nhà sinh thái học, tại thành phố với dân số khoảng 3,7 triệu người này mỗi năm tiêu thụ khoảng 2,3 tỷ chiếc bao bì dùng một lần.
Các siêu thị và hơn 75 ngàn cửa hàng sẽ bị cấm sử dụng túi ni lông.
"Theo bất cứ quan điểm nào thì chất dẻo cũng cực kỳ “đáng ghét”. Dù tồn tại trong thiên nhiên hàng trăm năm chúng cũng không phân hủy, đốt không cháy và muốn xử lý chúng thì chi phí rất cao. Với những bao bì chất dẻo đã trôi ra đại dương thì việc vớt chúng cũng không hề đơn giản”, ông Kirill Kivva thuộc Viện nghiên cứu thủy sản Liên bang nói với phóng viên RIANovosti.
Theo ông, xử lý các chất dẻo đã thải loại vào thiên nhiên là việc rất mất công, tốn kém và hầu như không thể làm được. Cách duy nhất chỉ là cấm dùng polietilen và polipropilen - hai chủng loại chất dẻo chính được sản xuất hiện nay - mà thôi.
Trên thế giới hiện nay người ta vẫn sử dụng mỗi năm từ 500 tỷ đến 1.000 tỷ bao bì chất dẻo dùng một lần và riêng ở nước Mỹ đã lên đến 380 tỷ chiếc. Lần đầu tiên việc cấm dùng bao bì chất dẻo ở các cửa hàng đã được thực hiện tại thành phố San Francissco từ năm 2005, sau đó điều luật này được áp dụng ở nhiều thành phố tại các tiểu bang khác nữa của Hoa Kỳ. Tại bang California - bang đi đầu trong việc này - đã cấm dùng bao bì chất dẻo ở 45 thành phố. Los Angeles là thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
