Thí nghiệm tiêu diệt gần hết muỗi vằn trên hòn đảo Trung Quốc
Nhóm nghiên cứu thả những con muỗi vằn đực và cái vô sinh ra tự nhiên trong mùa sinh sản, xóa sổ thành công quần thể muỗi trên hai đảo.
Một thí nghiệm trên hai hòn đảo ở tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc gần như xóa sạch quần thể muỗi vằn, nằm trong số những loài muỗi xâm hại mạnh nhất thế giới, theo nghiên cứu công bố hôm 17/7 trên tạp chí Nature. Thí nghiệm giúp giảm 94% số lượng muỗi vằn cái, nguồn đốt và truyền bệnh chính và giảm 97% số người bị muỗi đốt.
Muỗi vằn rất khó tiêu diệt bằng các biện pháp thông thường. (Ảnh: Wikipedia).
Đây không phải lần đầu tiên các nhà nghiên cứu nỗ lực giảm số lượng muỗi trên khắp thế giới. Năm 2018, nhóm nhà khoc học từ Đại học Hoàng gia London sử dụng công cụ biến đổi gene để làm muỗi cái vô sinh trong khi muỗi đực phát triển bình thường và tiếp tục lan truyền đột biến gene.
Xi Zhiyong, giáo sư ở Đại học Michigan, một thành viên nhóm nghiên cứu, là nhà tiên phong trong lĩnh vực này. Vận hành một nhà máy muỗi ở miền nam Trung Quốc, trước đây Xi từng thử cho muỗi đực vô sinh giao phối với muỗi cái bình thường. "Chúng tôi tạo ra những con muỗi tốt để chống lại những con muỗi xấu", Xi chia sẻ vào năm 2016.
Trong nghiên cứu mới, Xi và cộng sự tìm cách cắt giảm nhiều hơn số lượng muỗi bằng cách hạn chế khả năng sinh sản của cả muỗi đực và muỗi cái. Muỗi cái bị vô sinh khi tiếp xúc với độ phóng xạ thấp trong khi muỗi đực bị nhiễm vi khuẩn bỏng ngô, sau đó cả hai được thả ra tự nhiên ở thời kỳ đỉnh điểm trong mùa sinh sản vào năm 2016 và 2017 trên hai hòn đảo gần thành phố Quảng Châu. Kết quả thành công đến mức thí nghiệm gần như xóa sổ hoàn toàn quần thể muỗi cái ở cả hai đảo.
Peter Armbruster, nhà sinh thái học về muỗi, cho biết đây là một trong những thí nghiệm cắt giảm số lượng muỗi thành công nhất từ trước tới nay. Muỗi vằn đặc biệt khó tiêu diệt với những biện pháp kiểm soát số lượng thông thường như dùng thuốc trừ sâu và loại bỏ nước tù đọng nơi muỗi đẻ trứng. Loài muỗi này được mô tả là có tính xâm hại cao và lan rộng từ châu Á tới gần như mọi châu lục trong hơn 40 năm.
Muỗi gây ra nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp muỗi vào hàng những động vật gây chết người nhiều nhất thế giới do khả năng truyền bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết và sốt rét. Quảng Châu, siêu đô thị đông dân và có khí hậu nhiệt đới, có khoảng 37.350 người mắc bệnh sốt xuất huyết trong đợt bùng phát dịch năm 2014.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
