Thiên đường nhiệt đới đoạn tuyệt với xăng
Quốc đảo Tuvalu nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương muốn ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sản xuất điện từ năng lượng tái sinh trước năm 2020.
Nằm ở giữa Australia và quần đảo Hawaii (Mỹ) trên Thái Bình Dương, phần lớn lãnh thổ Tuvalu (gồm 9 đảo) cách mực nước biển chưa tới 0,9 m. Nơi cao nhất của nước này chỉ cách mực nước biển 4,5 m. Vì thế mà Tuvalu đang đối mặt với nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do tình trạng ấm lên toàn cầu. Chính phủ Tuvalu đã lên kế hoạch thay thế "nhiên liệu bẩn" như xăng và than đá bằng gió và năng lượng mặt trời.
Chính quyền buộc phải hành động quyết liệt vì Tuvalu là một trong những nước sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề nhất từ hiệu ứng nhà kính. Tuvalu chẳng có ngành công nghiệp nặng nào và cũng hầu như không có tài nguyên thiên nhiên. Vì thế mà lượng khí thải carbon mà nước này tạo ra rất ít. Với chủ trương ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, quốc đảo nhỏ bé có thể trở thành nước đầu tiên trên hành tinh không tạo ra khí thải carbon nữa.
![]() |
Đảo Funafala ở phía nam Tuvalu. (Ảnh: Telegraph) |
Với diện tích vào khoảng 26 km vuông và dân số 12.000 người, Tuvalu là nước nhỏ thứ tư thế giới. Trên đảo không có sông và suối nên người dân chỉ có thể hứng nước mưa để uống. Những trận ngập lụt ngày càng trở nên thường xuyên và tồi tệ hơn trong mấy năm gần đây. Tình trạng đó khiến người dân Tuvalu hiểu rằng có thể họ sẽ phải từ bỏ hòn đảo nếu mực nước biển tiếp tục dâng.
Một hệ thống pin năng lượng mặt trời có công suất 40 KW đã được lắp đặt trên mái của sân vận động lớn nhất trên đảo. Hiện tại những tấm pin mới cung cấp 5% nhu cầu điện của thủ đô Funafuti. Tuy mới chỉ hoạt động 14 tháng, song chúng đã giúp Tuvalu giảm được 17.000 lít xăng nhập khẩu từ New Zealand. Dự án được tài trợ bởi e8 - một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận - và hai công ty năng lượng của Nhật Bản.
Chính phủ Tuvalu đang nỗ lực mở rộng dự án. Họ muốn lắp pin mặt trời trên toàn bộ 9 đảo của đất nước. Tổng chi phí cho tham vọng này vào khoảng 20 triệu USD, trong khi nền kinh tế Tuvalu phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài.
![]() |
Tuvalu có nhiều bờ biển tuyệt đẹp, song người dân nơi đây có thể sẽ phải rời bỏ đất nước nếu nước biển tiếp tục dâng. (Ảnh: janeresture.com) |
Tuvalu không phải là quốc gia duy nhất muốn giảm lượng khí thải carbon tới mức bằng không trong thập niên tới. Maldives và nhiều nước khác cũng có kế hoạch tương tự. Mặc dù nỗ lực của những nước này không thể ngăn chặn biến đổi khí hậu, Liên Hợp Quốc vẫn hy vọng rằng hành động của họ sẽ tác động tới những nước thải nhiều khí carbon như Mỹ, Trung Quốc.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
